11.18.2020

Sarah Vaughan - Lover Man




Một bài viết cũ của hoctro trên trang web Dactrung, circa 2002

Sarah Vaughan, Một Khám phá bất ngờ


Một trong những cái mà hoctro thích nhứt khi học đại học ở bên Mỹ là cái flexibility (dịch là gì nhỉ) trong việc chọn các môn học. Tất nhiên là có các môn bắt buộc, nhưng cũng có các lớp trong một chuyên đề, tỷ dụ như về văn hoá thế giới chẳng hạn, thì mình có nhiều lựa chọn. Và lựa chọn của học trò kỳ này, tím hiểu lịch sử của nhạc jazz Hoa kỳ, đã dẫn đến khá nhiều ngạc nhiên thích thú, mà chắc sẽ trọn vẹn lắm nếu như không phải nghe nhạc ... bá thở để chuẩn bị cho midterm tới.

Một trong những niềm vui bất ngờ là việc phát hiện giọng ca nữ Sarah Vaughan. ht thật sự bị hớp hồn khi nghe lần đầu bài My Funny Valentine bà hát năm 1973 (trong bộ 10 CD mà ht phải nghe trong 10 tuần tới). Giong hát thật truyền cảm mà chậm rãi, lôi cuốn, bà hoàn toàn làm chủ được giọng ca. Trường lại không cho check out (chắc vì sợ mình duplicate! of course) nên ht mua thử một đĩa khác ở Tower Record có tên là Sarah Vaughan's Finest Hour. Chu choa ơi, trong đó có một bài hay mà nghe buồn tới bến, đó là bài Lover Man:

I don't know why, but I'm feeling so sad
I long to try something I never had
Never had no kissin'
Oh ! What I've been missin'

....

Giọng hát của bà được phụ hoạ với tiết tấu thật khoan thai, expressiveness, chỉ với piano, bass & drums thôi mà diễn tả được rất nhiều. Nghe đi nghe lại bài này hoctro chợt có một mong ước là được nghe các bản nhạc trữ tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng với cách đệm đàn và giọng hát tương tự như của bà Sarah này. ht có nghe vài bài hát thể loại jazz mà các ca sĩ Việt Nam bên nhà hát, cũng jazzy lắm, but nothing like this Lover Man song.

Các bạn phải nghe bài này (Lover Man) thì mới biết được ht muốn nói gì. Bài hay lắm các bạn ơi! Trong đó cũng có bài Misty nữa, một bài nhạc jazz khác mà ht biết và Sarah trình bày cũng rất hay.

Sao mà trong đầu ht lúc này nghe bà ấy hát mà cứ tưởng tượng ra bà ấy hát " Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi", hoặc "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ" vầy nè trời! Somebody makes my dream comes true, please!

Giới thiệu bộ sách "Bông Hồng Tạ Ơn" của nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn

Bạn,

Hôm nay tình cờ được nghỉ break job mới (thay tã & bottle feeding), hoctro chợt nhớ tới buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, bèn dắt con gái rượu đến tòa soạn báo Người Việt để kịp tham dự.

Nếu bạn là dân cư Sài gòn nhỏ, và hay đọc lai rai báo Người Việt, trang nghệ thuật cuối tuần, (cuối những năm 90 và sau năm 2000,) bạn chắc thỉnh thoảng lại được đọc một bài viết ngăn ngắn và rất có giá trị của nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ đã thành danh ở Miền Nam trước 1975, hay ở miền Bắc trước 1945. Đối với một người trẻ, hoàn toàn mù tịt về văn hóa miền Nam trước 1975 và chỉ được biết đến dòng văn chương này khi định cư ở hải ngoại (như tôi), thì những bài viết này rất có giá trị, vì nó cho bạn thấy một nền văn chương văn nghệ hoàn toàn phóng khoáng và đa dạng, khác hẳn với những gì bạn được học trong những sách giáo khoa sau 1975.
Tôi cũng thử bỏ công khó ra sưu tầm một dạo các bài viết này, nhưng chúng không nhiều, chỉ thoảng hoặc một, hai bài một tháng mà thôi, thành ra cũng chẳng có bao nhiêu bài sưu tầm này. Tôi cũng đã có lần ước chi tác giả các bài viết sẽ góp nhặt và xuất bản các bài viết trên. Những năm sau này, khi internet đã phố biến, và báo Người việt có ấn bản mạng, tôi cũng hay đem cắt dán mấy bài viết như vậy của ông Nguyễn Đình Toàn, cũng như của nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh, rồi của ca sĩ Quỳnh Giao, cũng như các tác giả tương tự trên mạng talawas vào trang Đặc Trưng, cũng với chủ đích là lưu lại một cái gì đó cho ai (từng mù tịt như tôi)thoảng qua đọc được để mà biết những chuyện thuộc về thời trước.

Trở lại buổi ra mắt sách. Vì đến trễ, ngay vào lúc buổi ra mắt kết thúc, nên tôi chỉ còn kịp hỏi giá tiền hai quyển sách, và thấy cũng hợp với túi tiền (18đ một quyển) nên mua ngay, và cũng được chính tác giả đề tặng.




Tối về nhà, lật sơ qua quyển đầu, tôi đã thấy rùng mình. Những nhạc sĩ nào nổi tiếng, có nhiều bài hát hoặc chỉ có một bài (Xuân và Tuổi trẻ của La Hối chẳng hạn) cũng đều được nhà văn tặng một "Bông hồng tạ ơn" (tên của hai quyển sách) hết. Cộng với quyển 2, nói về các nhà văn, nhà thơ, v.v., ông Nguyễn Đình Toàn đã tặng 190 đóa hồng cho 190 bài viết về các tác giả nghệ sĩ cả thảy. Hãy xem trích đoạn bài ông nói về nhạc sĩ Đức Huy:

"Nhạc của ông luôn luôn đem đến cho người nghe cảm tưởng trẻ trung. Có lẽ vì, khi sáng tác, Đức Huy đã nhắm thẳng vào đối tượng thưởng ngoạn của mình là những người trẻ, nên nhạc của ông như một tiếng nói riêng đối với lứa tuổi ấy. Ngoài lứa tuổi này, người ta nghe nhạc Đức Huy như một cách nghe ké."

hay,

"Cảm xúc để tạo ra các ca khúc như: Cơn mưa phùn hay Bay đi cách chim biển, tuy có hơi phù phiếm nhưng cũng rất chân thật. Cả sự phù phiếm cũng chân thật. Bởi vì, khi người ta còn trẻ, người ta có thể suy nghĩ, rung động như thế. Nó là một hình thức làm dáng nhưng có duyên. Tuổi trẻ hỗ trợ sự duyên dáng đó. ... Đức Huy đã đóng góp thêm cho âm nhạc Việt Nam một cách thức viết ca khúc mới."

Những nhận định rất khách quan, chân thật và có chiều sâu của Nguyễn Đình Toàn như trên có rất nhiều, rất nhiều trong hai cuốn sách. Với lối viết văn giản dị, tác giả đã làm cho những bài viết ngắn (2-3 trang không kể lời một bài nhạc kèm theo ở đoạn cuối để minh họa) về các tác giả của ông để lại một sự thèm thuống tiếc nuối trong tôi. Các bài đó ngắn quá, phải chi nó dài thêm hai ba trang nữa, để đọc cho nó "đã." Tôi rất vui vì khỏi phải sưu tập mà cũng có 190 bài để đọc lai rai từ nay.

Tôi xin kính tặng ông một bông hồng nơi đây để tạ ơn tấm lòng của ông, muốn "để các bạn trẻ sinh trưởng ở trong ngoài nước, không biết nhiều về Việt Nam, một lúc nào đó, muốn quay về tìm hiểu các tác giả trong nước, có thêm một chút dấu vết, tài liệu" (Lời mở đầu.) Hai quyển sách "Bông Hồng Tạ Ơn" quả thật rất có giá trị và xứng đáng được nằm trang trọng trên kệ sách của bạn để bạn đọc những khi rỗi rãi và muốn biết thêm một tí về gia sản văn hóa của các thế hệ đi trước.

Hoctro
(10/28/06)

Học Trò: Lại bàn về cách tạo dựng một ca khúc

Trong một số tiểu luận trước đây, tôi góp nhặt những gì mình tự học hỏi, mong tìm ra một phương thức để sáng tác một bản nhạc. Khởi đi từ nh...