12.31.2009

You Must Believe In Spring - Ngày mai trời lại sáng

Ngày cuối năm thập niên 00', ngày mai là 1-1-10!!!! Wow, gì mà toàn là các số 0 và 1 như binary code vầy nà trời :-)

Chẳng hiểu sao cả tuần nay tôi nghe đĩa nhạc mới sắm gần đây "Love Is The Answer", là đĩa mới nhất của Barbra Streisand, và executive producer là Diana Krall! Tôi thích giọng Barbra ngay từ ngày đầu mới biết đến bà, khi học lớp 10 ban Pháp văn ở Sài gòn, năm 1981. Khi ấy, tôi không biết nhiều về anh văn, nhưng khi được bạn bè cho cassette tape nghe bài "Woman In Love", đã rất thích bài nhạc đó (do The Bee Gees soạn nhạc) lắm. Sau đó một vài năm thì Mireille Mathieu có hát lời Pháp và tôi hiểu bài này nói gì, nơi tôi hay coi video sát bên hông khách sạn Palace gần cái đồng hồ bốn cạnh trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn.






Nhân nói về chuyện tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến công trình học tiếng Anh của tôi ở cấp 3, khi tôi và cô giáo kèm thêm "hồ hởi, phấn khởi" nghe và viết lại bài "I Have A Dream" của ABBA, nghe hoài hủy mà khó viết xuống quá trời, nên chẳng hiểu họ nói gì cả. Tiếng Pháp cũng y hệt, nếu có bài trước mặt thì mới hiểu, còn không thì ù ù cạc cạc, chỉ "cảm" được cái melody mà thôi. Từ khi sang Mỹ nghe và nói nhiều tiếng Anh, tự nhiên lỗ tai tôi thủng ra. Bây giờ thì tôi nằm mơ còn nhớ rõ đã chửi loạn xà ngầu với đồng nghiệp bằng tiếng Anh :-)

Rồi hồi đó có phong trào chép tay nhạc trẻ lời Pháp Anh, v.v. tôi nhớ được thằng bạn trong lớp khen là có tài hát đúng lời theo nhạc và nhịp, còn nó thì nhạc hát xong câu mà nó mới ê a tới 3 phần tư của lời nhạc :-))) Nhiều khi tôi nghĩ vì tật mê nhạc mà trình độ ngoại ngữ cũng khá hẳn lên, vì phải nắn nót sưu tầm rồi chép nhạc, rồi hát theo v.v. và v.v.

Dài dòng văn tự quá! tóm lại là sau này khi nghe nhạc Mỹ thì tôi cảm ngay lời hát mà không cần mở CD đọc lời nữa. Và khi nghe bài cuối "You Must Believe In Spring" là một bài bonus, do chính Diana Krall đệm piano, thì thật là hay, với lối chơi jazzy và các counter-melody (comping) rất thông minh của cô. Tuy bài này không có cả ban nhạc jazz đệm, nhưng tôi thấy nó hay quá sức hay. Barbra nhấn và nhả giọng rất đúng mực, nên từng câu hát nghe và hiểu thật thấm. Bài này cũng của Michel Legrand, người mà tôi rất khâm phục về cách soạn nhạc rất siêu đẳng về melody lẫn chord progression. Tôi viết chords ông để trong bài để bạn thấy nhé:

C#m7(b5)             F#7(b9)
When lonely feelings chill

F#7(b9)/B                  Bm Bm7
The meadows of your mind,

Em7                             A7
Just think if Winter comes,

A7(b9)/D                    Dmaj7
Can Spring be far behind?


G#m7(b5)                C#7(b9)
Beneath the deepest snows,

F#m7(b5)           B7(b9)
The secret of a rose

Em7                      A7
Is merely that it knows

Dmaj7              C#m7(b5)       F#7
You must believe in Spring!

Bài này thật "phê" vì nó không khởi đầu từ chủ âm, mà đặt ngay một câu hỏi trên bậc II thứ, C#m, chuyển qua V7 là F#7 và hóa giải về chủ âm thứ là Bm (bài này có hai dấu thăng). Hai câu kế là một hóa giải khác và lần này về D trưởng, là cung trưởng liên hệ của Bm. Đoạn 4 câu sau cũng là một siêu đẳng về chord progression khác, khi bật ra liên tiếp hai câu chõi (Beneath the deepest snows, The secret of a rose), thì câu lướt nhẹ về chủ âm Dmaj7 rồi cho ta một cái "hụt hẫng" thật tuyệt diệu là C#m7(b5) (thuật chord substitution) để tiến dễ dàng hơn đến quãng 5 của bậc V7 (F#7) làm gối đầu để cho ta về lại chủ âm Bm của verse #2 kế. Thành ra nghe bài nhạc rất ít chỗ hóa giải về chủ âm, là cho ta "tin" mà cũng không chắc cho lắm, nên cứ đặt câu hỏi dài dài :-)

Tôi nhớ khi mua quyển sách "The Michel Legrand Songbook" có cả nhạc lẫn lời cách đây 2 tháng thì rất tiếc tiền ($35), tuy nhiên mấy khám phá và thú vui dạo piano theo các chords này quả làm cho quyển sách này đáng đồng tiền bát gạo.

Nghe nhạc đã hay, nghe lời còn phê hết biết (lời do hai vợ chồng Alan và Marilyn Bergman đặt). Bài chỉ ra một hệ quả tất yếu là "hết đêm thỉ trời lại sáng", khi mùa Xuân theo sát sau gót mùa Đông.

Khi cảm giác đơn côi
làm buốt những đồng cỏ hoang của tâm hồn
Thử nghĩ xem nếu Đông tới,
thì phải chăng Xuân cũng đang kề sau gót?

Dưới lớp băng sâu thẳm,
chứa bí mật của đóa hồng
Vì nó biết chắc rằng
bạn phải tin vào Mùa Xuân

Cũng như cây khô trơ trọi 
biết rằng lá cây sẽ mọc trở lại
Nó biết rằng sự trống vắng ấy
chỉ là nhất thời mà thôi

Những núi tuyết im lìm ngủ Đông
chỉ để tạo dòng suối tan tháng Tư năm tới
Thật rõ ràng hiển nhiên là
Bạn phải tin vào mùa Xuân


Hãy tin vào tình yêu
Biết chắc rằng nó đang tới
Cũng như đóa hồng kia đang ngủ say
Chờ tháng Năm hôn nụ hôn tỉnh giấc

Trong thế giới đầy giá băng này
Của những tạm bợ kẻ đến người đi
Nơi ta chẳng thể tin vào điều chi,
Thì ta phải tin vào Mùa Xuân và Tình Yêu đang tới

(Hoctro lược dịch)
Sống lâu ở Mỹ, học được các "idioms" của họ, mà nếu chỉ biết và dịch tiếng Anh suông, word-for-word thì dễ bị bỏ qua lắm. Chẳng hạn như "How crystal clear it seems, You must believe in Spring!", thì "crystal clear" là một chữ hay dùng thường ngày, nhưng khi bỏ vào đây thì quá hay, vì tuyết khi tan mà không "crystal clear" thì còn gì clear hơn nữa? Bằng chứng là ai cũng hay mua nước suối uống, nước này mắc ngang nước lon Coca Cola :-) Thật khó dịch, tôi chỉ dịch thoáng qua mà thôi, chắc có nhiều sai sót.

Tôi rất "cảm" bài này, vì dạo này tôi buồn buồn, vì kinh tế down, thấy bè bạn trong hãng bị layoff quá chừng chừng. Tôi thì có lẽ sống sót, nhưng cũng không biết chắc 100% được. Tôi cũng hy vọng "Đông qua, Xuân tới" và mọi người sẽ có việc làm và vui tươi như trước.

Chúc bạn một năm mới 2010 nhiều sức khỏe, phát tài phát lộc nhé.

Hoctro
12-31-09 (ngày cuối thập kỳ, ngồi nhà tán dóc)

***

Raymond Lefèvre's orchestral music: timeless or will be forgotten?

 In this short article, the author hopes that if readers have heard the orchestral music of Raymond Lefèvre (abbreviated: RL), they will rem...