Showing posts with label Linh Tinh. Show all posts
Showing posts with label Linh Tinh. Show all posts
11.18.2020
Sarah Vaughan - Lover Man
Một bài viết cũ của hoctro trên trang web Dactrung, circa 2002
Sarah Vaughan, Một Khám phá bất ngờ
Một trong những cái mà hoctro thích nhứt khi học đại học ở bên Mỹ là cái flexibility (dịch là gì nhỉ) trong việc chọn các môn học. Tất nhiên là có các môn bắt buộc, nhưng cũng có các lớp trong một chuyên đề, tỷ dụ như về văn hoá thế giới chẳng hạn, thì mình có nhiều lựa chọn. Và lựa chọn của học trò kỳ này, tím hiểu lịch sử của nhạc jazz Hoa kỳ, đã dẫn đến khá nhiều ngạc nhiên thích thú, mà chắc sẽ trọn vẹn lắm nếu như không phải nghe nhạc ... bá thở để chuẩn bị cho midterm tới.
Một trong những niềm vui bất ngờ là việc phát hiện giọng ca nữ Sarah Vaughan. ht thật sự bị hớp hồn khi nghe lần đầu bài My Funny Valentine bà hát năm 1973 (trong bộ 10 CD mà ht phải nghe trong 10 tuần tới). Giong hát thật truyền cảm mà chậm rãi, lôi cuốn, bà hoàn toàn làm chủ được giọng ca. Trường lại không cho check out (chắc vì sợ mình duplicate! of course) nên ht mua thử một đĩa khác ở Tower Record có tên là Sarah Vaughan's Finest Hour. Chu choa ơi, trong đó có một bài hay mà nghe buồn tới bến, đó là bài Lover Man:
I don't know why, but I'm feeling so sad
I long to try something I never had
Never had no kissin'
Oh ! What I've been missin'
....
Giọng hát của bà được phụ hoạ với tiết tấu thật khoan thai, expressiveness, chỉ với piano, bass & drums thôi mà diễn tả được rất nhiều. Nghe đi nghe lại bài này hoctro chợt có một mong ước là được nghe các bản nhạc trữ tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng với cách đệm đàn và giọng hát tương tự như của bà Sarah này. ht có nghe vài bài hát thể loại jazz mà các ca sĩ Việt Nam bên nhà hát, cũng jazzy lắm, but nothing like this Lover Man song.
Các bạn phải nghe bài này (Lover Man) thì mới biết được ht muốn nói gì. Bài hay lắm các bạn ơi! Trong đó cũng có bài Misty nữa, một bài nhạc jazz khác mà ht biết và Sarah trình bày cũng rất hay.
Sao mà trong đầu ht lúc này nghe bà ấy hát mà cứ tưởng tượng ra bà ấy hát " Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi", hoặc "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ" vầy nè trời! Somebody makes my dream comes true, please!
Giới thiệu bộ sách "Bông Hồng Tạ Ơn" của nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Bạn,
Hôm nay tình cờ được nghỉ break job mới (thay tã & bottle feeding), hoctro chợt nhớ tới buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, bèn dắt con gái rượu đến tòa soạn báo Người Việt để kịp tham dự.
Nếu bạn là dân cư Sài gòn nhỏ, và hay đọc lai rai báo Người Việt, trang nghệ thuật cuối tuần, (cuối những năm 90 và sau năm 2000,) bạn chắc thỉnh thoảng lại được đọc một bài viết ngăn ngắn và rất có giá trị của nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ đã thành danh ở Miền Nam trước 1975, hay ở miền Bắc trước 1945. Đối với một người trẻ, hoàn toàn mù tịt về văn hóa miền Nam trước 1975 và chỉ được biết đến dòng văn chương này khi định cư ở hải ngoại (như tôi), thì những bài viết này rất có giá trị, vì nó cho bạn thấy một nền văn chương văn nghệ hoàn toàn phóng khoáng và đa dạng, khác hẳn với những gì bạn được học trong những sách giáo khoa sau 1975.
Tôi cũng thử bỏ công khó ra sưu tầm một dạo các bài viết này, nhưng chúng không nhiều, chỉ thoảng hoặc một, hai bài một tháng mà thôi, thành ra cũng chẳng có bao nhiêu bài sưu tầm này. Tôi cũng đã có lần ước chi tác giả các bài viết sẽ góp nhặt và xuất bản các bài viết trên. Những năm sau này, khi internet đã phố biến, và báo Người việt có ấn bản mạng, tôi cũng hay đem cắt dán mấy bài viết như vậy của ông Nguyễn Đình Toàn, cũng như của nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh, rồi của ca sĩ Quỳnh Giao, cũng như các tác giả tương tự trên mạng talawas vào trang Đặc Trưng, cũng với chủ đích là lưu lại một cái gì đó cho ai (từng mù tịt như tôi)thoảng qua đọc được để mà biết những chuyện thuộc về thời trước.
Trở lại buổi ra mắt sách. Vì đến trễ, ngay vào lúc buổi ra mắt kết thúc, nên tôi chỉ còn kịp hỏi giá tiền hai quyển sách, và thấy cũng hợp với túi tiền (18đ một quyển) nên mua ngay, và cũng được chính tác giả đề tặng.
Tối về nhà, lật sơ qua quyển đầu, tôi đã thấy rùng mình. Những nhạc sĩ nào nổi tiếng, có nhiều bài hát hoặc chỉ có một bài (Xuân và Tuổi trẻ của La Hối chẳng hạn) cũng đều được nhà văn tặng một "Bông hồng tạ ơn" (tên của hai quyển sách) hết. Cộng với quyển 2, nói về các nhà văn, nhà thơ, v.v., ông Nguyễn Đình Toàn đã tặng 190 đóa hồng cho 190 bài viết về các tác giả nghệ sĩ cả thảy. Hãy xem trích đoạn bài ông nói về nhạc sĩ Đức Huy:
"Nhạc của ông luôn luôn đem đến cho người nghe cảm tưởng trẻ trung. Có lẽ vì, khi sáng tác, Đức Huy đã nhắm thẳng vào đối tượng thưởng ngoạn của mình là những người trẻ, nên nhạc của ông như một tiếng nói riêng đối với lứa tuổi ấy. Ngoài lứa tuổi này, người ta nghe nhạc Đức Huy như một cách nghe ké."
hay,
"Cảm xúc để tạo ra các ca khúc như: Cơn mưa phùn hay Bay đi cách chim biển, tuy có hơi phù phiếm nhưng cũng rất chân thật. Cả sự phù phiếm cũng chân thật. Bởi vì, khi người ta còn trẻ, người ta có thể suy nghĩ, rung động như thế. Nó là một hình thức làm dáng nhưng có duyên. Tuổi trẻ hỗ trợ sự duyên dáng đó. ... Đức Huy đã đóng góp thêm cho âm nhạc Việt Nam một cách thức viết ca khúc mới."
Những nhận định rất khách quan, chân thật và có chiều sâu của Nguyễn Đình Toàn như trên có rất nhiều, rất nhiều trong hai cuốn sách. Với lối viết văn giản dị, tác giả đã làm cho những bài viết ngắn (2-3 trang không kể lời một bài nhạc kèm theo ở đoạn cuối để minh họa) về các tác giả của ông để lại một sự thèm thuống tiếc nuối trong tôi. Các bài đó ngắn quá, phải chi nó dài thêm hai ba trang nữa, để đọc cho nó "đã." Tôi rất vui vì khỏi phải sưu tập mà cũng có 190 bài để đọc lai rai từ nay.
Tôi xin kính tặng ông một bông hồng nơi đây để tạ ơn tấm lòng của ông, muốn "để các bạn trẻ sinh trưởng ở trong ngoài nước, không biết nhiều về Việt Nam, một lúc nào đó, muốn quay về tìm hiểu các tác giả trong nước, có thêm một chút dấu vết, tài liệu" (Lời mở đầu.) Hai quyển sách "Bông Hồng Tạ Ơn" quả thật rất có giá trị và xứng đáng được nằm trang trọng trên kệ sách của bạn để bạn đọc những khi rỗi rãi và muốn biết thêm một tí về gia sản văn hóa của các thế hệ đi trước.
Hoctro
(10/28/06)
Hôm nay tình cờ được nghỉ break job mới (thay tã & bottle feeding), hoctro chợt nhớ tới buổi ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, bèn dắt con gái rượu đến tòa soạn báo Người Việt để kịp tham dự.
Nếu bạn là dân cư Sài gòn nhỏ, và hay đọc lai rai báo Người Việt, trang nghệ thuật cuối tuần, (cuối những năm 90 và sau năm 2000,) bạn chắc thỉnh thoảng lại được đọc một bài viết ngăn ngắn và rất có giá trị của nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ đã thành danh ở Miền Nam trước 1975, hay ở miền Bắc trước 1945. Đối với một người trẻ, hoàn toàn mù tịt về văn hóa miền Nam trước 1975 và chỉ được biết đến dòng văn chương này khi định cư ở hải ngoại (như tôi), thì những bài viết này rất có giá trị, vì nó cho bạn thấy một nền văn chương văn nghệ hoàn toàn phóng khoáng và đa dạng, khác hẳn với những gì bạn được học trong những sách giáo khoa sau 1975.
Tôi cũng thử bỏ công khó ra sưu tầm một dạo các bài viết này, nhưng chúng không nhiều, chỉ thoảng hoặc một, hai bài một tháng mà thôi, thành ra cũng chẳng có bao nhiêu bài sưu tầm này. Tôi cũng đã có lần ước chi tác giả các bài viết sẽ góp nhặt và xuất bản các bài viết trên. Những năm sau này, khi internet đã phố biến, và báo Người việt có ấn bản mạng, tôi cũng hay đem cắt dán mấy bài viết như vậy của ông Nguyễn Đình Toàn, cũng như của nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh, rồi của ca sĩ Quỳnh Giao, cũng như các tác giả tương tự trên mạng talawas vào trang Đặc Trưng, cũng với chủ đích là lưu lại một cái gì đó cho ai (từng mù tịt như tôi)thoảng qua đọc được để mà biết những chuyện thuộc về thời trước.
Trở lại buổi ra mắt sách. Vì đến trễ, ngay vào lúc buổi ra mắt kết thúc, nên tôi chỉ còn kịp hỏi giá tiền hai quyển sách, và thấy cũng hợp với túi tiền (18đ một quyển) nên mua ngay, và cũng được chính tác giả đề tặng.
Tối về nhà, lật sơ qua quyển đầu, tôi đã thấy rùng mình. Những nhạc sĩ nào nổi tiếng, có nhiều bài hát hoặc chỉ có một bài (Xuân và Tuổi trẻ của La Hối chẳng hạn) cũng đều được nhà văn tặng một "Bông hồng tạ ơn" (tên của hai quyển sách) hết. Cộng với quyển 2, nói về các nhà văn, nhà thơ, v.v., ông Nguyễn Đình Toàn đã tặng 190 đóa hồng cho 190 bài viết về các tác giả nghệ sĩ cả thảy. Hãy xem trích đoạn bài ông nói về nhạc sĩ Đức Huy:
"Nhạc của ông luôn luôn đem đến cho người nghe cảm tưởng trẻ trung. Có lẽ vì, khi sáng tác, Đức Huy đã nhắm thẳng vào đối tượng thưởng ngoạn của mình là những người trẻ, nên nhạc của ông như một tiếng nói riêng đối với lứa tuổi ấy. Ngoài lứa tuổi này, người ta nghe nhạc Đức Huy như một cách nghe ké."
hay,
"Cảm xúc để tạo ra các ca khúc như: Cơn mưa phùn hay Bay đi cách chim biển, tuy có hơi phù phiếm nhưng cũng rất chân thật. Cả sự phù phiếm cũng chân thật. Bởi vì, khi người ta còn trẻ, người ta có thể suy nghĩ, rung động như thế. Nó là một hình thức làm dáng nhưng có duyên. Tuổi trẻ hỗ trợ sự duyên dáng đó. ... Đức Huy đã đóng góp thêm cho âm nhạc Việt Nam một cách thức viết ca khúc mới."
Những nhận định rất khách quan, chân thật và có chiều sâu của Nguyễn Đình Toàn như trên có rất nhiều, rất nhiều trong hai cuốn sách. Với lối viết văn giản dị, tác giả đã làm cho những bài viết ngắn (2-3 trang không kể lời một bài nhạc kèm theo ở đoạn cuối để minh họa) về các tác giả của ông để lại một sự thèm thuống tiếc nuối trong tôi. Các bài đó ngắn quá, phải chi nó dài thêm hai ba trang nữa, để đọc cho nó "đã." Tôi rất vui vì khỏi phải sưu tập mà cũng có 190 bài để đọc lai rai từ nay.
Tôi xin kính tặng ông một bông hồng nơi đây để tạ ơn tấm lòng của ông, muốn "để các bạn trẻ sinh trưởng ở trong ngoài nước, không biết nhiều về Việt Nam, một lúc nào đó, muốn quay về tìm hiểu các tác giả trong nước, có thêm một chút dấu vết, tài liệu" (Lời mở đầu.) Hai quyển sách "Bông Hồng Tạ Ơn" quả thật rất có giá trị và xứng đáng được nằm trang trọng trên kệ sách của bạn để bạn đọc những khi rỗi rãi và muốn biết thêm một tí về gia sản văn hóa của các thế hệ đi trước.
Hoctro
(10/28/06)
10.01.2010
Lisa Loeb - Stay (I Missed You)
Bài này có rất nhiều chi tiết hay về nhạc thuật! Bài được giới thiệu trên radio KOST 103.5, mục "Chuyện bên lề của bài hát" (The story behind the song).
Theo như những gì tôi nhớ lại từ đài, và kiểm chứng lại từ trang Wikipedia của Lisa Loeb http://en.wikipedia.org/wiki/Lisa_Loeb , thì cô là người đầu tiên có một Top #1 Hit trong danh sách Billboard top 40 hàng tuần mà chưa hề ký một giao kèo với một hãng đĩa nào hết! Vào năm 1994, sau một cuộc cãi vã với bạn trai, cô về nhà và viết xuống những cảm nghĩ, tức giận của mình, rồi viết thành bài hát trên. Một người bạn và cũng là láng giềng của Lisa là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Ethan Hawke. Anh này phụ giúp cô lăng xê bài hát tới Hồ Ly Vọng, và sau này bài hát cứ thế nổi tiếng dần và leo lên hạng Top #1. Cái Top #1 này là một vinh hạnh cao quý, cả về mặt nghệ thuật lẫn kinh doanh. Cỡ như ABBA, tuy nổi tiếng mà không chịu lăng xê kỹ ở thị trường Mỹ, nên cũng chỉ có một bài Top #1 là Dancing Queen mà thôi. Beatles là nhóm có Top #1 nhiều nhất, 20 bài.
Cũng theo như Wikipedia, thì video sau đây cũng do Ethan Hawke thực hiện, quay chỉ có một lần (one take)!
Trước đây tôi chỉ biết sơ sơ bài này, nay nghe lại nhạc, và nhất là coi video thấy rất hay, đơn giản, nhưng tả thật đúng nội tâm nhân vật. Cảnh bắt đầu bằng một cái ghế trống không, chỗ chàng ngồi trước kia nay thế bằng con mèo, rồi Lisa bắt đầu hát. Từ từ, ống kính như là "chàng" để Lisa trút bầu tâm sự, và ống kính lùi ra xa cho thấy một căn studio trống không, nàng sắp dọn nhà. Cái cột nhà trở thành một vật chắn tạm thời giữa các cảnh quay liên tục để video vẫn stay engaged mà không nhàm chán.
Câu guitar mở đầu không chỉ làm nhiệm vụ mở đầu mà được lặp đi lặp lại như là một cái hook của bài, làm cho bài chặt chẽ. Bè nữ đằng sau hát đệm mới là tuyệt, làm những câu hát như kể lể của Lisa bớt đi sự gay gắt. Tiến trình hòa âm với chord 4 thứ cuối bài cũng cũng làm cho bài dễ quen tai hơn.
Thật sự tôi nghe đi nghe lại 4,5 lần trong khi đang viết bài này, mà vẫn không biết được rõ cấu trúc của bài là ABA, hay ABCA, v.v., chỉ biết là bài hát kể lể tùm lum tà la mà nghe vẫn không lộn xộn, vẫn có cảm giác theo kịp và hiểu bài, nhờ vào các yếu tố đệm, nhất là câu guitar hook tôi nói ở trên.
Đầu bài là một thú vị về cách làm nhạc kể chuyện, hát rất ít, mở bài rất ít, tạo cho ta một cảm giác muốn nghe xem cô Lisa sẽ kể những gì. Chữ "So?" (thì sao nào) ngang tàng rất thích hợp, và rất "mở" (open ended) cho những gì tiếp theo sau.
Sau đó là những phiên khúc với melodies na ná như nhau, nhưng chuyển tải những cảm giác lộn xộn, ghi lại trung thực những diễn biến khác nhau trong luồng suy nghĩ của tác giả, chẳng hạn như đoạn sau hát liên tục với trống dồn dập, bè nữ hát hòa theo (1:00) :
I don't listen hard,
don't pay attention to the distance that you're running
to anyone, anywhere,
I don't understand if you really care,
I'm only hearing negative: no, no, no
hay đoạn (1:52):
And I thought I'd live forever, but now I'm not so sure.
You try to tell me that I'm clever,
but that won't take me anyhow, or anywhere
with you.
Tóm lại, đây là một bài hát tâm sự, kể lể dược thể hiện rất thành công qua nhạc.
hoctro
(1 Oct 2010)
Stay (I Missed You)
Lisa Loeb
You say I only hear what I want to.
You say I talk so all the time,
So?
And I thought what I felt was simple,
and I thought that I don't belong,
and now that I am leaving,
now I know that I did something wrong
'cause I missed you.
Yeah yeah, I missed you.
And you say
I only hear what I want to:
I don't listen hard,
don't pay attention to the distance that you're running
to anyone, anywhere,
I don't understand if you really care,
I'm only hearing negative: no, no, no.
So I turned the radio on, I turned the radio up,
and this woman was singing my song:
lover's in love, and the other's run away,
lover is crying 'cause the other won't stay.
Some of us hover when we weep for the other who was
dying since the day they were born.
Well, well, this is not that;
I think that I'm throwing, but I'm thrown.
And I thought I'd live forever, but now I'm not so sure.
You try to tell me that I'm clever,
but that won't take me anyhow, or anywhere
with you.
You said that I was naive,
and I thought that I was strong.
I thought, "hey, I can leave, I can leave."
Oh,
but now I know that I was wrong,
'cause I missed you.
Yeah, I miss you.
You said, "I caught you 'cause I want you and one day I'll let you go."
You try to give away a keeper, or keep me 'cause you know you're just
scared to lose.
And you say, "Stay."
And you say I only hear what I want to.
Trang đầu bài nhạc để xem chơi:
Theo như những gì tôi nhớ lại từ đài, và kiểm chứng lại từ trang Wikipedia của Lisa Loeb http://en.wikipedia.org/wiki/Lisa_Loeb , thì cô là người đầu tiên có một Top #1 Hit trong danh sách Billboard top 40 hàng tuần mà chưa hề ký một giao kèo với một hãng đĩa nào hết! Vào năm 1994, sau một cuộc cãi vã với bạn trai, cô về nhà và viết xuống những cảm nghĩ, tức giận của mình, rồi viết thành bài hát trên. Một người bạn và cũng là láng giềng của Lisa là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Ethan Hawke. Anh này phụ giúp cô lăng xê bài hát tới Hồ Ly Vọng, và sau này bài hát cứ thế nổi tiếng dần và leo lên hạng Top #1. Cái Top #1 này là một vinh hạnh cao quý, cả về mặt nghệ thuật lẫn kinh doanh. Cỡ như ABBA, tuy nổi tiếng mà không chịu lăng xê kỹ ở thị trường Mỹ, nên cũng chỉ có một bài Top #1 là Dancing Queen mà thôi. Beatles là nhóm có Top #1 nhiều nhất, 20 bài.
Cũng theo như Wikipedia, thì video sau đây cũng do Ethan Hawke thực hiện, quay chỉ có một lần (one take)!
Trước đây tôi chỉ biết sơ sơ bài này, nay nghe lại nhạc, và nhất là coi video thấy rất hay, đơn giản, nhưng tả thật đúng nội tâm nhân vật. Cảnh bắt đầu bằng một cái ghế trống không, chỗ chàng ngồi trước kia nay thế bằng con mèo, rồi Lisa bắt đầu hát. Từ từ, ống kính như là "chàng" để Lisa trút bầu tâm sự, và ống kính lùi ra xa cho thấy một căn studio trống không, nàng sắp dọn nhà. Cái cột nhà trở thành một vật chắn tạm thời giữa các cảnh quay liên tục để video vẫn stay engaged mà không nhàm chán.
Câu guitar mở đầu không chỉ làm nhiệm vụ mở đầu mà được lặp đi lặp lại như là một cái hook của bài, làm cho bài chặt chẽ. Bè nữ đằng sau hát đệm mới là tuyệt, làm những câu hát như kể lể của Lisa bớt đi sự gay gắt. Tiến trình hòa âm với chord 4 thứ cuối bài cũng cũng làm cho bài dễ quen tai hơn.
Thật sự tôi nghe đi nghe lại 4,5 lần trong khi đang viết bài này, mà vẫn không biết được rõ cấu trúc của bài là ABA, hay ABCA, v.v., chỉ biết là bài hát kể lể tùm lum tà la mà nghe vẫn không lộn xộn, vẫn có cảm giác theo kịp và hiểu bài, nhờ vào các yếu tố đệm, nhất là câu guitar hook tôi nói ở trên.
Đầu bài là một thú vị về cách làm nhạc kể chuyện, hát rất ít, mở bài rất ít, tạo cho ta một cảm giác muốn nghe xem cô Lisa sẽ kể những gì. Chữ "So?" (thì sao nào) ngang tàng rất thích hợp, và rất "mở" (open ended) cho những gì tiếp theo sau.
Sau đó là những phiên khúc với melodies na ná như nhau, nhưng chuyển tải những cảm giác lộn xộn, ghi lại trung thực những diễn biến khác nhau trong luồng suy nghĩ của tác giả, chẳng hạn như đoạn sau hát liên tục với trống dồn dập, bè nữ hát hòa theo (1:00) :
I don't listen hard,
don't pay attention to the distance that you're running
to anyone, anywhere,
I don't understand if you really care,
I'm only hearing negative: no, no, no
hay đoạn (1:52):
And I thought I'd live forever, but now I'm not so sure.
You try to tell me that I'm clever,
but that won't take me anyhow, or anywhere
with you.
Tóm lại, đây là một bài hát tâm sự, kể lể dược thể hiện rất thành công qua nhạc.
hoctro
(1 Oct 2010)
Stay (I Missed You)
Lisa Loeb
You say I only hear what I want to.
You say I talk so all the time,
So?
And I thought what I felt was simple,
and I thought that I don't belong,
and now that I am leaving,
now I know that I did something wrong
'cause I missed you.
Yeah yeah, I missed you.
And you say
I only hear what I want to:
I don't listen hard,
don't pay attention to the distance that you're running
to anyone, anywhere,
I don't understand if you really care,
I'm only hearing negative: no, no, no.
So I turned the radio on, I turned the radio up,
and this woman was singing my song:
lover's in love, and the other's run away,
lover is crying 'cause the other won't stay.
Some of us hover when we weep for the other who was
dying since the day they were born.
Well, well, this is not that;
I think that I'm throwing, but I'm thrown.
And I thought I'd live forever, but now I'm not so sure.
You try to tell me that I'm clever,
but that won't take me anyhow, or anywhere
with you.
You said that I was naive,
and I thought that I was strong.
I thought, "hey, I can leave, I can leave."
Oh,
but now I know that I was wrong,
'cause I missed you.
Yeah, I miss you.
You said, "I caught you 'cause I want you and one day I'll let you go."
You try to give away a keeper, or keep me 'cause you know you're just
scared to lose.
And you say, "Stay."
And you say I only hear what I want to.
Trang đầu bài nhạc để xem chơi:
12.31.2009
You Must Believe In Spring - Ngày mai trời lại sáng
Ngày cuối năm thập niên 00', ngày mai là 1-1-10!!!! Wow, gì mà toàn là các số 0 và 1 như binary code vầy nà trời :-)
Chẳng hiểu sao cả tuần nay tôi nghe đĩa nhạc mới sắm gần đây "Love Is The Answer", là đĩa mới nhất của Barbra Streisand, và executive producer là Diana Krall! Tôi thích giọng Barbra ngay từ ngày đầu mới biết đến bà, khi học lớp 10 ban Pháp văn ở Sài gòn, năm 1981. Khi ấy, tôi không biết nhiều về anh văn, nhưng khi được bạn bè cho cassette tape nghe bài "Woman In Love", đã rất thích bài nhạc đó (do The Bee Gees soạn nhạc) lắm. Sau đó một vài năm thì Mireille Mathieu có hát lời Pháp và tôi hiểu bài này nói gì, nơi tôi hay coi video sát bên hông khách sạn Palace gần cái đồng hồ bốn cạnh trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn.
Nhân nói về chuyện tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến công trình học tiếng Anh của tôi ở cấp 3, khi tôi và cô giáo kèm thêm "hồ hởi, phấn khởi" nghe và viết lại bài "I Have A Dream" của ABBA, nghe hoài hủy mà khó viết xuống quá trời, nên chẳng hiểu họ nói gì cả. Tiếng Pháp cũng y hệt, nếu có bài trước mặt thì mới hiểu, còn không thì ù ù cạc cạc, chỉ "cảm" được cái melody mà thôi. Từ khi sang Mỹ nghe và nói nhiều tiếng Anh, tự nhiên lỗ tai tôi thủng ra. Bây giờ thì tôi nằm mơ còn nhớ rõ đã chửi loạn xà ngầu với đồng nghiệp bằng tiếng Anh :-)
Rồi hồi đó có phong trào chép tay nhạc trẻ lời Pháp Anh, v.v. tôi nhớ được thằng bạn trong lớp khen là có tài hát đúng lời theo nhạc và nhịp, còn nó thì nhạc hát xong câu mà nó mới ê a tới 3 phần tư của lời nhạc :-))) Nhiều khi tôi nghĩ vì tật mê nhạc mà trình độ ngoại ngữ cũng khá hẳn lên, vì phải nắn nót sưu tầm rồi chép nhạc, rồi hát theo v.v. và v.v.
Dài dòng văn tự quá! tóm lại là sau này khi nghe nhạc Mỹ thì tôi cảm ngay lời hát mà không cần mở CD đọc lời nữa. Và khi nghe bài cuối "You Must Believe In Spring" là một bài bonus, do chính Diana Krall đệm piano, thì thật là hay, với lối chơi jazzy và các counter-melody (comping) rất thông minh của cô. Tuy bài này không có cả ban nhạc jazz đệm, nhưng tôi thấy nó hay quá sức hay. Barbra nhấn và nhả giọng rất đúng mực, nên từng câu hát nghe và hiểu thật thấm. Bài này cũng của Michel Legrand, người mà tôi rất khâm phục về cách soạn nhạc rất siêu đẳng về melody lẫn chord progression. Tôi viết chords ông để trong bài để bạn thấy nhé:
C#m7(b5) F#7(b9)
When lonely feelings chill
F#7(b9)/B Bm Bm7
The meadows of your mind,
Em7 A7
Just think if Winter comes,
A7(b9)/D Dmaj7
Can Spring be far behind?
G#m7(b5) C#7(b9)
Beneath the deepest snows,
F#m7(b5) B7(b9)
The secret of a rose
Em7 A7
Is merely that it knows
Dmaj7 C#m7(b5) F#7
You must believe in Spring!
Bài này thật "phê" vì nó không khởi đầu từ chủ âm, mà đặt ngay một câu hỏi trên bậc II thứ, C#m, chuyển qua V7 là F#7 và hóa giải về chủ âm thứ là Bm (bài này có hai dấu thăng). Hai câu kế là một hóa giải khác và lần này về D trưởng, là cung trưởng liên hệ của Bm. Đoạn 4 câu sau cũng là một siêu đẳng về chord progression khác, khi bật ra liên tiếp hai câu chõi (Beneath the deepest snows, The secret of a rose), thì câu lướt nhẹ về chủ âm Dmaj7 rồi cho ta một cái "hụt hẫng" thật tuyệt diệu là C#m7(b5) (thuật chord substitution) để tiến dễ dàng hơn đến quãng 5 của bậc V7 (F#7) làm gối đầu để cho ta về lại chủ âm Bm của verse #2 kế. Thành ra nghe bài nhạc rất ít chỗ hóa giải về chủ âm, là cho ta "tin" mà cũng không chắc cho lắm, nên cứ đặt câu hỏi dài dài :-)
Tôi nhớ khi mua quyển sách "The Michel Legrand Songbook" có cả nhạc lẫn lời cách đây 2 tháng thì rất tiếc tiền ($35), tuy nhiên mấy khám phá và thú vui dạo piano theo các chords này quả làm cho quyển sách này đáng đồng tiền bát gạo.
Nghe nhạc đã hay, nghe lời còn phê hết biết (lời do hai vợ chồng Alan và Marilyn Bergman đặt). Bài chỉ ra một hệ quả tất yếu là "hết đêm thỉ trời lại sáng", khi mùa Xuân theo sát sau gót mùa Đông.
Khi cảm giác đơn côi
làm buốt những đồng cỏ hoang của tâm hồn
Thử nghĩ xem nếu Đông tới,
thì phải chăng Xuân cũng đang kề sau gót?
Dưới lớp băng sâu thẳm,
chứa bí mật của đóa hồng
Vì nó biết chắc rằng
bạn phải tin vào Mùa Xuân
Cũng như cây khô trơ trọi
biết rằng lá cây sẽ mọc trở lại
Nó biết rằng sự trống vắng ấy
chỉ là nhất thời mà thôi
Những núi tuyết im lìm ngủ Đông
chỉ để tạo dòng suối tan tháng Tư năm tới
Thật rõ ràng hiển nhiên là
Bạn phải tin vào mùa Xuân
Hãy tin vào tình yêu
Biết chắc rằng nó đang tới
Cũng như đóa hồng kia đang ngủ say
Chờ tháng Năm hôn nụ hôn tỉnh giấc
Trong thế giới đầy giá băng này
Của những tạm bợ kẻ đến người đi
Nơi ta chẳng thể tin vào điều chi,
Thì ta phải tin vào Mùa Xuân và Tình Yêu đang tới
(Hoctro lược dịch)
Sống lâu ở Mỹ, học được các "idioms" của họ, mà nếu chỉ biết và dịch tiếng Anh suông, word-for-word thì dễ bị bỏ qua lắm. Chẳng hạn như "How crystal clear it seems, You must believe in Spring!", thì "crystal clear" là một chữ hay dùng thường ngày, nhưng khi bỏ vào đây thì quá hay, vì tuyết khi tan mà không "crystal clear" thì còn gì clear hơn nữa? Bằng chứng là ai cũng hay mua nước suối uống, nước này mắc ngang nước lon Coca Cola :-) Thật khó dịch, tôi chỉ dịch thoáng qua mà thôi, chắc có nhiều sai sót.
Tôi rất "cảm" bài này, vì dạo này tôi buồn buồn, vì kinh tế down, thấy bè bạn trong hãng bị layoff quá chừng chừng. Tôi thì có lẽ sống sót, nhưng cũng không biết chắc 100% được. Tôi cũng hy vọng "Đông qua, Xuân tới" và mọi người sẽ có việc làm và vui tươi như trước.
Chúc bạn một năm mới 2010 nhiều sức khỏe, phát tài phát lộc nhé.
Hoctro
12-31-09 (ngày cuối thập kỳ, ngồi nhà tán dóc)
***
Chẳng hiểu sao cả tuần nay tôi nghe đĩa nhạc mới sắm gần đây "Love Is The Answer", là đĩa mới nhất của Barbra Streisand, và executive producer là Diana Krall! Tôi thích giọng Barbra ngay từ ngày đầu mới biết đến bà, khi học lớp 10 ban Pháp văn ở Sài gòn, năm 1981. Khi ấy, tôi không biết nhiều về anh văn, nhưng khi được bạn bè cho cassette tape nghe bài "Woman In Love", đã rất thích bài nhạc đó (do The Bee Gees soạn nhạc) lắm. Sau đó một vài năm thì Mireille Mathieu có hát lời Pháp và tôi hiểu bài này nói gì, nơi tôi hay coi video sát bên hông khách sạn Palace gần cái đồng hồ bốn cạnh trên đường Nguyễn Huệ Sài Gòn.
Nhân nói về chuyện tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến công trình học tiếng Anh của tôi ở cấp 3, khi tôi và cô giáo kèm thêm "hồ hởi, phấn khởi" nghe và viết lại bài "I Have A Dream" của ABBA, nghe hoài hủy mà khó viết xuống quá trời, nên chẳng hiểu họ nói gì cả. Tiếng Pháp cũng y hệt, nếu có bài trước mặt thì mới hiểu, còn không thì ù ù cạc cạc, chỉ "cảm" được cái melody mà thôi. Từ khi sang Mỹ nghe và nói nhiều tiếng Anh, tự nhiên lỗ tai tôi thủng ra. Bây giờ thì tôi nằm mơ còn nhớ rõ đã chửi loạn xà ngầu với đồng nghiệp bằng tiếng Anh :-)
Rồi hồi đó có phong trào chép tay nhạc trẻ lời Pháp Anh, v.v. tôi nhớ được thằng bạn trong lớp khen là có tài hát đúng lời theo nhạc và nhịp, còn nó thì nhạc hát xong câu mà nó mới ê a tới 3 phần tư của lời nhạc :-))) Nhiều khi tôi nghĩ vì tật mê nhạc mà trình độ ngoại ngữ cũng khá hẳn lên, vì phải nắn nót sưu tầm rồi chép nhạc, rồi hát theo v.v. và v.v.
Dài dòng văn tự quá! tóm lại là sau này khi nghe nhạc Mỹ thì tôi cảm ngay lời hát mà không cần mở CD đọc lời nữa. Và khi nghe bài cuối "You Must Believe In Spring" là một bài bonus, do chính Diana Krall đệm piano, thì thật là hay, với lối chơi jazzy và các counter-melody (comping) rất thông minh của cô. Tuy bài này không có cả ban nhạc jazz đệm, nhưng tôi thấy nó hay quá sức hay. Barbra nhấn và nhả giọng rất đúng mực, nên từng câu hát nghe và hiểu thật thấm. Bài này cũng của Michel Legrand, người mà tôi rất khâm phục về cách soạn nhạc rất siêu đẳng về melody lẫn chord progression. Tôi viết chords ông để trong bài để bạn thấy nhé:
C#m7(b5) F#7(b9)
When lonely feelings chill
F#7(b9)/B Bm Bm7
The meadows of your mind,
Em7 A7
Just think if Winter comes,
A7(b9)/D Dmaj7
Can Spring be far behind?
G#m7(b5) C#7(b9)
Beneath the deepest snows,
F#m7(b5) B7(b9)
The secret of a rose
Em7 A7
Is merely that it knows
Dmaj7 C#m7(b5) F#7
You must believe in Spring!
Bài này thật "phê" vì nó không khởi đầu từ chủ âm, mà đặt ngay một câu hỏi trên bậc II thứ, C#m, chuyển qua V7 là F#7 và hóa giải về chủ âm thứ là Bm (bài này có hai dấu thăng). Hai câu kế là một hóa giải khác và lần này về D trưởng, là cung trưởng liên hệ của Bm. Đoạn 4 câu sau cũng là một siêu đẳng về chord progression khác, khi bật ra liên tiếp hai câu chõi (Beneath the deepest snows, The secret of a rose), thì câu lướt nhẹ về chủ âm Dmaj7 rồi cho ta một cái "hụt hẫng" thật tuyệt diệu là C#m7(b5) (thuật chord substitution) để tiến dễ dàng hơn đến quãng 5 của bậc V7 (F#7) làm gối đầu để cho ta về lại chủ âm Bm của verse #2 kế. Thành ra nghe bài nhạc rất ít chỗ hóa giải về chủ âm, là cho ta "tin" mà cũng không chắc cho lắm, nên cứ đặt câu hỏi dài dài :-)
Tôi nhớ khi mua quyển sách "The Michel Legrand Songbook" có cả nhạc lẫn lời cách đây 2 tháng thì rất tiếc tiền ($35), tuy nhiên mấy khám phá và thú vui dạo piano theo các chords này quả làm cho quyển sách này đáng đồng tiền bát gạo.
Nghe nhạc đã hay, nghe lời còn phê hết biết (lời do hai vợ chồng Alan và Marilyn Bergman đặt). Bài chỉ ra một hệ quả tất yếu là "hết đêm thỉ trời lại sáng", khi mùa Xuân theo sát sau gót mùa Đông.
Khi cảm giác đơn côi
làm buốt những đồng cỏ hoang của tâm hồn
Thử nghĩ xem nếu Đông tới,
thì phải chăng Xuân cũng đang kề sau gót?
Dưới lớp băng sâu thẳm,
chứa bí mật của đóa hồng
Vì nó biết chắc rằng
bạn phải tin vào Mùa Xuân
Cũng như cây khô trơ trọi
biết rằng lá cây sẽ mọc trở lại
Nó biết rằng sự trống vắng ấy
chỉ là nhất thời mà thôi
Những núi tuyết im lìm ngủ Đông
chỉ để tạo dòng suối tan tháng Tư năm tới
Thật rõ ràng hiển nhiên là
Bạn phải tin vào mùa Xuân
Hãy tin vào tình yêu
Biết chắc rằng nó đang tới
Cũng như đóa hồng kia đang ngủ say
Chờ tháng Năm hôn nụ hôn tỉnh giấc
Trong thế giới đầy giá băng này
Của những tạm bợ kẻ đến người đi
Nơi ta chẳng thể tin vào điều chi,
Thì ta phải tin vào Mùa Xuân và Tình Yêu đang tới
(Hoctro lược dịch)
Sống lâu ở Mỹ, học được các "idioms" của họ, mà nếu chỉ biết và dịch tiếng Anh suông, word-for-word thì dễ bị bỏ qua lắm. Chẳng hạn như "How crystal clear it seems, You must believe in Spring!", thì "crystal clear" là một chữ hay dùng thường ngày, nhưng khi bỏ vào đây thì quá hay, vì tuyết khi tan mà không "crystal clear" thì còn gì clear hơn nữa? Bằng chứng là ai cũng hay mua nước suối uống, nước này mắc ngang nước lon Coca Cola :-) Thật khó dịch, tôi chỉ dịch thoáng qua mà thôi, chắc có nhiều sai sót.
Tôi rất "cảm" bài này, vì dạo này tôi buồn buồn, vì kinh tế down, thấy bè bạn trong hãng bị layoff quá chừng chừng. Tôi thì có lẽ sống sót, nhưng cũng không biết chắc 100% được. Tôi cũng hy vọng "Đông qua, Xuân tới" và mọi người sẽ có việc làm và vui tươi như trước.
Chúc bạn một năm mới 2010 nhiều sức khỏe, phát tài phát lộc nhé.
Hoctro
12-31-09 (ngày cuối thập kỳ, ngồi nhà tán dóc)
***
10.15.2009
Vài cảm nghĩ nhân nghe "Phạm Duy Vol.6 - Nghìn Năm Vẫn Chưa Quên"
Nhân dịp nghe thử vài trích đoạn trong đĩa CD "Phạm Duy Vol.6 - Nghìn Năm Vẫn Chưa Quên", tôi muốn ghi nhanh vài cảm nghĩ lan man, dưới cặp mắt và tai nghe của một người nghe ("hơi bị" nhiều) nhạc Phạm Duy.
***
Từ ngày nghe được CD đầu tiên Vol. 1 cách đây hơn 3 năm và ghi lại vài cảm nghĩ về nhạc phẩm "Tình Ca", tôi thấy công ty Phương Nam rất tuần tự và kiên trì cho ra đều đặn từng CD, đến nay đã trên 60 bài được lưu hành rộng rãi. Chất lượng của các giọng hát rất đáng kể, nhất là đối với thính giả hải ngoại như tôi, nay có dịp được làm quen với các ca sĩ nổi tiếng trong nước. Các bản nhạc được hòa âm phối khí rất kỹ lưỡng, rất xuyên suốt, không có gì khác biệt về chất lượng, nếu so sánh giữa các CD với nhau. Có thể nói nhạc sĩ đã chọn đúng nơi để giao phó công việc giới thiệu dòng nhạc của mình trở lại với khán thính giả quốc nội.
***
"Tôi đang mơ giấc mộng dài" được hòa âm theo lối pop, trong phần mở đầu người ta nghe đâu đó ảnh hưởng của những ca khúc 80' như "Saving All My Love For You" của diva Whitney Houston. Thế nhưng, phần còn lại thì phong cách đệm rất trữ tình, mượt mà, và nhất là chỉ làm nhiệm vụ làm nền cho ca sĩ, điền vào những chỗ trống của bài hát, thành ra nghe rất nhẹ nhàng thoải mái. Các hợp âm để rất điêu luyện, rất mướt, nghe lãng đãng, rất phù hợp với tinh thần bản nhạc. Tôi rất thích đoạn cuối của bài: "đừng lay tôi nhé cuộc đời, tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ màng", các hợp âm chuyển theo sát nhau nghe rất sang và hợp lý. Ca sĩ Mỹ Lệ thể hiện rất vừa phải, "just right", làm người nghe có thể tin vào những gì cô "nghe" và "thấy" từ giấc mộng dài. Tôi thích version này hơn các versions khác đã nghe trước kia. Nhạc phẩm vốn được chuyển từ khổ thơ lục bát, và version đã thành công trong việc "ngụy trang" để thính giả hoàn toàn không biết đây là nhạc phổ từ thơ.
***
"Ngày Em Hai Mươi Tuổi" có một phong cách dân gian hơn, và tôi cũng thích câu thổi kèn "hook" mở bài và nối kết cả bài hát, cũng rất thích cách hát bè của tốp nữ, và tiếng synth mandoline rung nhẹ sau mỗi câu. Phong cách đệm này rất quen thuộc với thính giả hải ngoại thường xuyên xem các chương trình Paris by Night như tôi, và nếu nhắm mắt lại và so sánh thì không thể phân biệt được ai là hải ngoại, ai là trong nước nữa. Đây là một điều rất đáng kể vì theo tôi nhớ từ những ngày ở trong nước (25-30 năm trước), nghe nhạc của Đài Truyền Hình thì mười bài nghe thì mười bài đều hòa âm theo một kiểu, hầu như không sáng tạo. Giờ đây, các nhạc sĩ hòa âm như Hoài Sa, Việt Anh, Đức Trí đã làm chủ được nghệ thuật hòa âm trong thời đại điện toán, sử dụng rất chừng mực, không để những tiếng synth hiện đại có sẵn nhảy "loạn xà ngầu" vào trong những bài soạn của mình.
***
"Hoa Rụng Ven Sông", bài đầu tiên tôi chọn để phân tích (http://phamduyproject.googlepages.com/part1.html), nay được hai giọng hát Đức Tuấn và Thanh Thủy song ca, tôi thấy họ đã chuyển tải rất đạt, nhất là trong đoạn B hát bè. Một lần nữa, do hòa âm chủ đích làm nền chứ không phô trương, với những đoạn chuyển hợp âm tinh tế, nhạc cụ sử dụng đúng mực và đúng chỗ, bài nhạc này đã chuyển tải tinh thần hoài niệm, lãng đãng trôi của ý thơ Lưu Trọng Lư và nét nhạc Phạm Duy.
***
Trên sáu mươi bài hát trong sáu CD, chưa kể trên 10 bài vừa được cho phép lưu hành để thành vol 7, thì quả là Phương Nam đã góp một phần rất tích cực trong việc giới thiệu dòng nhạc Phạm Duy. Tôi có so sánh các bài trên với danh sách 100 bài mà tôi yêu thích, thì thấy trên một nửa đã được lưu hành rộng rãi. Hy vọng các khúc điệu rất nổi tiếng của ông khác như: Bên Ni Bên Nớ, Đường Chiều Lá Rụng, Giết Người Trong Mộng, Mùa Thu Paris, v.v. và nhất là hai trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam cũng sẽ được sớm lưu hành rộng rãi. Ngoài ra, hy vọng các sách nghiên cứu về âm nhạc khác của nhạc sĩ cũng sẽ được hiệu đính và tái xuất bản, như Đặc khảo về Dân Nhạc Việt Nam, Đường Về Dân Ca, v.v.
***
Bạn có thể nghe thử một số bài như Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài, Chiều Về Trên Sông, Hoa Rụng Ven Sông, Vết Sâu, và Khối Tình Trương Chi ở trang web đang thử nghiệm của công ty Phương Nam: http://www.pnfilm.com.vn/music_list.php?id=126
***
Từ ngày nghe được CD đầu tiên Vol. 1 cách đây hơn 3 năm và ghi lại vài cảm nghĩ về nhạc phẩm "Tình Ca", tôi thấy công ty Phương Nam rất tuần tự và kiên trì cho ra đều đặn từng CD, đến nay đã trên 60 bài được lưu hành rộng rãi. Chất lượng của các giọng hát rất đáng kể, nhất là đối với thính giả hải ngoại như tôi, nay có dịp được làm quen với các ca sĩ nổi tiếng trong nước. Các bản nhạc được hòa âm phối khí rất kỹ lưỡng, rất xuyên suốt, không có gì khác biệt về chất lượng, nếu so sánh giữa các CD với nhau. Có thể nói nhạc sĩ đã chọn đúng nơi để giao phó công việc giới thiệu dòng nhạc của mình trở lại với khán thính giả quốc nội.
***
"Tôi đang mơ giấc mộng dài" được hòa âm theo lối pop, trong phần mở đầu người ta nghe đâu đó ảnh hưởng của những ca khúc 80' như "Saving All My Love For You" của diva Whitney Houston. Thế nhưng, phần còn lại thì phong cách đệm rất trữ tình, mượt mà, và nhất là chỉ làm nhiệm vụ làm nền cho ca sĩ, điền vào những chỗ trống của bài hát, thành ra nghe rất nhẹ nhàng thoải mái. Các hợp âm để rất điêu luyện, rất mướt, nghe lãng đãng, rất phù hợp với tinh thần bản nhạc. Tôi rất thích đoạn cuối của bài: "đừng lay tôi nhé cuộc đời, tôi còn trẻ dại, cho tôi mơ màng", các hợp âm chuyển theo sát nhau nghe rất sang và hợp lý. Ca sĩ Mỹ Lệ thể hiện rất vừa phải, "just right", làm người nghe có thể tin vào những gì cô "nghe" và "thấy" từ giấc mộng dài. Tôi thích version này hơn các versions khác đã nghe trước kia. Nhạc phẩm vốn được chuyển từ khổ thơ lục bát, và version đã thành công trong việc "ngụy trang" để thính giả hoàn toàn không biết đây là nhạc phổ từ thơ.
***
"Ngày Em Hai Mươi Tuổi" có một phong cách dân gian hơn, và tôi cũng thích câu thổi kèn "hook" mở bài và nối kết cả bài hát, cũng rất thích cách hát bè của tốp nữ, và tiếng synth mandoline rung nhẹ sau mỗi câu. Phong cách đệm này rất quen thuộc với thính giả hải ngoại thường xuyên xem các chương trình Paris by Night như tôi, và nếu nhắm mắt lại và so sánh thì không thể phân biệt được ai là hải ngoại, ai là trong nước nữa. Đây là một điều rất đáng kể vì theo tôi nhớ từ những ngày ở trong nước (25-30 năm trước), nghe nhạc của Đài Truyền Hình thì mười bài nghe thì mười bài đều hòa âm theo một kiểu, hầu như không sáng tạo. Giờ đây, các nhạc sĩ hòa âm như Hoài Sa, Việt Anh, Đức Trí đã làm chủ được nghệ thuật hòa âm trong thời đại điện toán, sử dụng rất chừng mực, không để những tiếng synth hiện đại có sẵn nhảy "loạn xà ngầu" vào trong những bài soạn của mình.
***
"Hoa Rụng Ven Sông", bài đầu tiên tôi chọn để phân tích (http://phamduyproject.googlepages.com/part1.html), nay được hai giọng hát Đức Tuấn và Thanh Thủy song ca, tôi thấy họ đã chuyển tải rất đạt, nhất là trong đoạn B hát bè. Một lần nữa, do hòa âm chủ đích làm nền chứ không phô trương, với những đoạn chuyển hợp âm tinh tế, nhạc cụ sử dụng đúng mực và đúng chỗ, bài nhạc này đã chuyển tải tinh thần hoài niệm, lãng đãng trôi của ý thơ Lưu Trọng Lư và nét nhạc Phạm Duy.
***
Trên sáu mươi bài hát trong sáu CD, chưa kể trên 10 bài vừa được cho phép lưu hành để thành vol 7, thì quả là Phương Nam đã góp một phần rất tích cực trong việc giới thiệu dòng nhạc Phạm Duy. Tôi có so sánh các bài trên với danh sách 100 bài mà tôi yêu thích, thì thấy trên một nửa đã được lưu hành rộng rãi. Hy vọng các khúc điệu rất nổi tiếng của ông khác như: Bên Ni Bên Nớ, Đường Chiều Lá Rụng, Giết Người Trong Mộng, Mùa Thu Paris, v.v. và nhất là hai trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam cũng sẽ được sớm lưu hành rộng rãi. Ngoài ra, hy vọng các sách nghiên cứu về âm nhạc khác của nhạc sĩ cũng sẽ được hiệu đính và tái xuất bản, như Đặc khảo về Dân Nhạc Việt Nam, Đường Về Dân Ca, v.v.
***
Bạn có thể nghe thử một số bài như Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài, Chiều Về Trên Sông, Hoa Rụng Ven Sông, Vết Sâu, và Khối Tình Trương Chi ở trang web đang thử nghiệm của công ty Phương Nam: http://www.pnfilm.com.vn/music_list.php?id=126
9.20.2009
Nhạc sĩ Phạm Duy đã học cách sáng tác nhạc như thế nào?
Update 4/2010: Xem chính nhạc sĩ đã "học và hành" cách sáng tác nhạc ở đây:
http://www.phamduy2010.com/02sokhao/
****
Một câu hỏi được đặt ra – mà những ai là “fan” của nhạc sĩ chắc cũng đều muốn biết - nhạc sĩ đã học cách sáng tác nhạc như thế nào. Tìm hiểu kỹ lưỡng quyển “Phạm Duy –Hồi Ký Một” sẽ cho bạn một lời giải đáp rất thỏa đáng.
Năm 1942 chứng kiến sự ra đời tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ là nhạc phẩm Cô Hái Mơ, phổ thành nhạc theo thơ Nguyễn Bính. Theo lời thuật của tác giả thì bản nhạc “giản dị là sự tùy hứng phổ nhạc những câu thơ mới” và “vì phải theo prosody của thơ nên tiết điệu cũng đơn sơ, dù đã có chia đoạn khác nhau trong cơ cấu.”
Điểm đáng kể trong bài nhạc đầu tay này, theo thiển ý, là nhạc sĩ đã “vô tình” sử dụng những thang âm ngũ cung khác nhau để sáng tác. Tuy “vô tình”, nhưng vì âm hưởng nhạc ngũ cung đã có dấu ân từ thủa ấu thời và tuổi bước vào đời, như tôi sẽ dẫn chứng một số chi tiết cũng trong bài viết này, mà rất tự nhiên nó là một phần chính xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ.
Hãy xem tác giả đánh giá tiếp bài nhạc đầu tay của mình vào năm 2009, gần 70 năm (!) sau khi nhạc phẩm chào đời:
“Tôi vô tình chọn một hệ thống âm giai ngũ cung để phổ nhạc, cho nên trong đoạn 1 của Cô Hái Mơ, motif là nét nhạc đi xuống fa mi re do, có repetition và imitation đi lên sol mi do fa... giai điệu nằm trong một hệ thống ngũ cung có nốt giáng :
Fa sol la do re mi (mib) hay Do re mi (mib) fa sol la
Về cấu phong, tiết tấu trong đoạn 1 phải là Lento : chầm chậm, kể lể, lãng mạn. Chú ý : chữ và -- trong câu khí trời trong sáng và êm ái -- được giảm xuống nửa cung, gây sự êm ái, mơ mộng.
Trong đoạn 2 này, giai điệu nằm trong ngũ cung do re fa sol la với 2 chuyển hệ fa sol lab do re mib (hai cung sau không dùng đến) và fa sol sib do re.
Tiết tấu phải có sự hoạt động (mouvemented), nhộn nhịp, đon đả... vì là cuộc tán tỉnh của Nguyễn Bính/Phạm Duy với cô sơn nữ...
Trong hai năm tiếp theo, 1943 và 1944, nhạc sĩ sáng tác ba nhạc phẩm khác là Gươm Tráng Sĩ, Phương Trời Xa, Con Ðường Vui (đồng soạn với Lê Vy) mà theo ông,
Qua tới những bài sau đó như Gươm Tráng Sĩ, Cây Đàn Bỏ Quên, giai điệu của tôi vẫn chưa phải là gamme phamduyrienne, tôi soạn theo gamme diatonique có chủ thể (tonal), với giọng re mineur (“ton” re thứ) mà ai cũng dùng, kể từ Lê Thương, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đỗ Nhuận v.v...
Nhạc sĩ học hỏi từ rất nhiều nguồn khác nhau. Những trích đoạn sau đây đều trích từ Hồi Ký Một.
Nguồn đầu tiên là từ một bà giáo dạy đàn tranh mà mẹ nhạc sĩ đã chu cấp việc ăn ở ngay trong nhà để dùng toàn thời gian dạy đàn cho hai bà chị.
Tuy vậy, trong cuộc sống gia đình, riêng tôi được nuôi dưỡng khá nhiều bằng âm nhạc. Mẹ tôi nuôi một bà đánh đàn tranh người Huế tên là bà Ấm Chung ở ngay trong nhà để dạy đàn cho hai chị tôi đánh những bài Nam Ai,Nam Bình, Lưu Thủy, Hành Vân... Tôi được làm quen ngay với nhạc dân tộc từ khi hãy còn măng sữa. Tôi còn có cảm tính quá nhạy bởi vì tôi khóc khi nghe một người hát rong đến trước cửa nhà, vừa hát vừa xin tiền với hát bài kể chuyện một hành khất mù bị đánh mất gậy. Cái vụ tôi cảm động đến khóc vì bài ca này là đề tài cho cả nhà tôi luôn luôn chọc quê tôi... (Chương 5)
Nguồn thứ hai là từ các “bài ta theo điệu Tây” rất thịnh hành trong thập niên 1930.
Một xu hướng đi tìm không khí mới cho âm nhạc Việt Nam đã thực sự ra đời khi nghệ sĩ Tư Chơi khẳng định đường lối soạn nhạc của ông. Ông soạn một số bài hát mà ông gọi đích danh là bài ta theo điệu Tây. Hoặc ông dùng nguyên vẹn những điệu Tây, chẳng hạn điệu Hoài Tình của ông, rất
phổ biến trong giới Cải Lương, có thể khởi sự từ bài Tabou, bài này, theo tôi, cũng còn là bài đẻ ra nhiều bản đầu tay của một số mầm non nhạc sĩ vào hồi Tân Nhạc mới được thành lập.
Cùng một lúc với việc anh Tư Chơi tung ra trên sân khấu loại hát anh gọi là bài ta theo điệu Tây, thì trong giới yêu nhạc, với đa số là nam nữ trong tuổi thanh xuân, cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát Tây do các ca sĩ thời thượng như Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... hát vào đĩa hát 78 tours.
Các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trẻ, đẹp, hát hay như Ái Liên, Kim Thoa, lại được hãng BéKa, một chi nhánh của hãng Pathé bên Pháp mướn để thu thanh các bài ta theo điệu Tây vào dĩa hát. Suốt mấy năm liền, từ 1935 cho tới 1938, rất nhiều các bài hát của Pháp như Marinella, C'est À Capri, Tant Qu'il Y Aura Des Étoiles, Un Jour Loin De Toi, Celle Que J'aime Éperdument, Les Gars De La Marine, L'oncle De Pékin, Guitare D'amour, Créola, Signorina, Colombella... và của Mỹ như Good Bye Hawaii, South Of The Border... đã được phổ biến mạnh mẽ với lời ca tiếng Việt, soạn bởi một nhà báo trẻ tên là Mai Lâm.
Trong mấy chục bài ta theo điệu Tây của hồi giữa thập niên 30, tôi chỉ còn nhớ lõm bõm vài bài, chẳng hạn bài hát theo điệu C'est À Capri :
C'est à Capri que je l'ai rencontrée
Je fus charmé encore plus que surpris.
De mille fleurs elle était entourée
Au milieu d'un jardin de Capri
Tout comme dans un poème
Me voyant elle me sourit
Je lui ai dit : je vous aime.
C'était au pays de Capri.
. . . . . . . . . . . . .
Ngày đua xe hoa năm đã qua bao tình sâu xa
Còn như in sâu trong trí tôi bao ngày vui qua.
Người mà tôi yêu, tôi đắm say, tôi hằng mơ
Đến với tôi, trong ngày vui, trong hội hoa.
Ngày nay anh tới đây, đợi chờ nắng
Mà sao em nỡ sao, em biệt bóng ?
Lòng anh ôi chứa chan mối tình ái
Lời thề nguyền non nước em đành sai...
Vào đầu thập niên 30, mỗi lần các gánh hát Cải Lương ở trong Nam ra Bắc trình diễn thì các minh tinh như các đào Năm Phỉ, Phùng Há, Kim Thoa các kép Năm Châu, Bẩy Nhiêu, Tư Chơi ngụ tại Hotel Đồng Lợi (?) ở đường Bờ Hồ, ngay gần nhà tôi. Tôi tò mò tới đứng ngoài cửa khách sạn, ngó qua cửa kính nhòm vào phòng ăn, thấy sao họ có thể đẹp đẽ sang trọng như người ngoại quốc thế kia ? Tôi không thể ngờ rằng có ngày tôi đứng chung trên một sân khấu với Tư Chơi hay Năm Châu tại Saigon trong thời gian trước và sau cuộc Cách Mạng-Kháng Chiến.
Làm sao mà chúng tôi không thích những bài ta theo điệu Tây cho được ? Trước hết, những bài mà tôi vừa dẫn kể ở trên, không những rất hay về ý nghĩa (lúc đó chúng tôi cũng đã giỏi tiếng Pháp lắm rồi) lại còn được những giọng hát ngọt lịm của Tino Rossi, lanh lảnh của Rina Ketty, hài hước của Georges Milton hay bình dị của Albert Préjean... làm tăng giá trị. Rồi bây giờ lại còn được Mai Lâm soạn những lời ca rất phù hợp với tuổi mơ mộng của chúng tôi. Đã có những hội ''Ái Tino'' được thành lập. Một thanh niên có giọng hát tốt, sau này là một nhạc sĩ được nhiều người biết tới, nhạc sĩ Canh Thân, bắt đầu cuộc đời ca hát của anh bằng cái tên Tino Thân. (Chương 8)
Nguồn thứ ba là từ các đĩa hát từ người anh Phạm Duy Khiêm:
Đây là lúc tôi đã mê hát và thích nghe nhạc lắm rồi ! Anh Khiêm đem ở Tây về rất nhiều đĩa hát và tôi thường lấy trộm để nghe.Tôi đã thuộc lòng những bản nhạc cổ điển như Sérénade của Schubert, Élégie của Massenet và những aria trong các opéra như Le Barbier De Séville của Mozart hay La Norma của Bellini. Tôi cũng hay nghịch ngợm với các điệu hát cổ điển này bằng cách thay đổi âm thể (mode) của bài hát. Ví dụ bài Sérénade của Schubert là trong âm thể ''minơ'', tôi thử hát với âm thể ''majơ'' để thấy sự khác biệt của tình cảm khi bị chuyển thể. (Chương 12)
Nguồn tài liệu thứ tư là ở cuốn sách Lavignac:
Sự học hỏi của tôi về nhạc thuật theo đường lối Âu Tây chỉ mới đóng khung trong sự nghe đĩa nhạc cổ điển của anh Khiêm mang từ Pháp về, trong sự đọc ngấu nghiến những bài học nằm trong cuốn sách dạy nhạc của LAVIGNAC tôi mua được ở Hà Nội từ lâu, nay là sách gối đầu ghế bố. Trong sự mò mẫm tự học đánh guitare và sự hoà đàn hằng đêm với ban nhạc Tây ở trong gánh hát. Tôi đã thuộc lòng nhiều bản nhạc hoà tấu là những bản nhạc bán cổ điển hay nhạc khiêu vũ rất nổi danh. Về nhạc cổ truyền, ngoài việc được nuôi dưỡng bởi những đám hát xẩm ở phố Bờ Hồ, bởi nhạc đàn tranh của bà Ấm Chung ở phố Hàng Dầu trong những năm còn bé, như hát quan họ ở Nhã Nam khi tôi là một anh nông dân đa tình... (Chương 20)
Cũng chính là quyển sách này mà nhạc sĩ đã không ngần ngại tặng lại cho người bạn mới quen là Trần Văn Khê khi hai người mới quen nhau ở Vĩnh Long.
… Bạn cùng nghề và sẽ dính líu với mình suốt đời là Lê Thương, đang ở Bến Tre, hớt hơ hớt hải từ một đồn điền nào đó ra nghe tôi hát. Là Trần Văn Khê ở Vĩnh Long, hãy còn là thư sinh nhưng không mình hạc vóc mai mà to béo như ông Hộ Pháp, tới nghe hát rồi chúng tôi kéo nhau ra một nhà thủy tạ ở bờ sông gọi là Cầu Lộ, ngồi nói chuyện huyên thuyên tới 3 giờ sáng vẫn chưa hết chuyện. Tại Vĩnh Long, tôi cho Trần Văn Khê mượn cuốn sách dạy nhạc của Lavignac mà tôi coi như một bảo vật. Yêu bạn nên sẵn sàng trao bảo vật. Trải qua một cuộc chiến dài dòng và khốc liệt, sau hơn 30 năm, khi tôi qua Florida, Hoa Kỳ vào năm 1975, từ Paris Trần Văn Khê gửi trả lại tôi cuốn sách đó, sách vẫn còn y nguyên, không mất một trang nào, không mất một dòng chữ nào của tôi ghi chú trên những trang sách đó. (Chương 27)
Với tính tò mò cố hữu, tôi thử truy tìm dấu vết của quyển sách “Lavignac” này. Thời đại “Google Search” quả thật tuyệt diệu, tôi không những tìm ra tên quyển sách, mà còn được xem nội dung của nó nữa. Quyển sách đã quá thời hạn 100 năm bản quyền nên được tự do scan và lưu hành trên liên mạng. Tôi cũng đã điện thư hỏi thăm nhạc sĩ và gửi ông quyển e-book này. Ông xác nhận đấy chính là quyển sách “gối đầu ghế bố” của ông.
Tuy vốn tiếng Pháp của tôi rất giới hạn, nhìn vào nội dung quyển sách tôi cũng thấy lý thuyết nhạc được mô tả rất cặn kẽ. Chẳng hạn, tôi có kể với bạn đọc (trong bài viết phân tích nhạc phẩm “Hoa Rụng Ven Sông”) là tôi học được về dãy hòa điệu (harmonic series) trong quyển “Melody in Songwriting”, thì trong quyển Lavignac, tác giả đã mô tả hiện tượng này từ khuya rồi!
Ngoài việc trình bày rốt ráo sự hình thành của dãy hòa điệu, tác giả cũng mô tả cặn kẽ các loại nhạc cụ như đàn dây, sáo, bộ gõ, rồi đến nhạc ngữ (grammaire de la musique) bao gồm hòa âm, đối điểm. Sau cùng, Lavignac dành một chương dài điểm danh các danh nhân âm nhạc tây phương qua các thời kỳ.
Sau cùng, nguồn tài liệu mà ông học hỏi từ lúc ấu thơ tới lúc trọng tuổi, không gì khác hơn là trường đời, mà ông gọi với danh xưng viết hoa là ĐẠI HỌC NHÂN DÂN. Từ những chuyến đi xa về làng quê:
Học về đồng ruộng nhiều hơn là học về vỉa hè, tôi lại có may mắn được về sống với vú tôi tại Trạm Trôi vào lúc tâm hồn tôi còn trong trắng, tôi biết được cái khổ hay cái sướng của một em bé quê ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ... để mấy chục năm sau có bài dân ca mới :
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao... (Chương 4)
Hay học được lối hát quan họ từ anh nông dân tên Xuân:
Ngày ở Ấp Lan Giới, tôi được anh nông dân tên là Xuân dạy tôi hát quan họ. Nhưng dưới thời Pháp thuộc và vào năm 1943 này, tục lệ đáng yêu là sự tỏ tình qua tiếng hát trong lúc đang làm việc đồng áng đã không còn nữa. Làm gì có chuyện đi trên bờ đê sông đào, được dừng chân nghe tiếng hát lanh lảnh của cô cắt cỏ : Ai đi đường đó, hỡi ai, hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ? Để có thể hát câu trả lời rất hợp tình, hợp cảnh : Hỡi cô đang cắt cỏ xanh, có về Lan Giới với anh thì về... Ngay cả cuộc thi hát trong những ngày hội làng cũng ít khi được tổ chức. Nói chung, nhạc cổ truyền từ dân ca, hát hội cho tới nhạc trên sân khấu Tuồng, Chèo đã tàn lụi. Chỉ có Hát Cải Lương -- nhất là Hát Vọng Cổ -- là khởi sắc.
Anh trai làng dáng người thấp bé và có đôi môi đỏ như môi con gái đã dạy tôi hát quan họ và làm cho thú vị vô cùng. Tôi thấy được tất cả sự lạc quan, tính trữ tình của người nông dân Việt Nam trong quá khứ qua những làn điệu vô cùng phong phú. Tại Nhã Nam vào năm 1943 này, không được hát tỏ tình thực sự với một cô thôn nữ nào hay đi dự thi hát ở một hội làng như hội Lim chẳng hạn... thì tôi đành hát chơi trong Ấp Bình Chương vậy.
Sau này chính tôi là người đầu tiên hát bài quan họ sau đây ở Hà Nội vào những năm 45, 46 và trên các Đài Phát Thanh ở Saigon vào những năm 52, 53 :
Gió rằng gió lạnh chứ gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn là chăn nửa chiếu ý a
Chứ mấy có nửa giường nửa giường để đó chờ ai ?
Tất cả những bài dân ca hay trường ca tôi soạn ra sau này đều đã được khởi sự nuôi dưỡng từ những ngày tôi sống tại Ấp Bình Chương thuộc Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang. (Chương 16)
Chuyến du hành Bắc Nam với gánh hát Đức Huy – Charlot Miều (từ mùa Thu 1943 đến tháng 3 năm 1945) có lẽ mang lại nhiều chất liệu sáng tác nhất qua việc thâu thập các loại dân ca của từng vùng, việc tai nghe mắt thấy sinh hoạt dân gian, việc kết bạn với các nhạc sĩ của thời kỳ phôi thai của Tân Nhạc.
Tuy là một trong những người đầu tiên đưa ra chủ trương là phải tạo nên một dòng nhạc mới để thay thế cho dòng nhạc cổ nhưng tôi vẫn luôn luôn để tâm nghiên cứu kỹ càng những làn điệu của dòng nhạc bình dân ở từng địa phương để từ đó phát triển lên dòng nhạc cải cách. Sau khi đã nắm được nội dung và hình thức của hầu hết các loại dân nhạc ở miền Bắc như Hát Cò Lả, Hát Quan Họ, Hát Chèo, Hát Ả Đào v.v... vào đầu năm 1944 này, tôi bắt gặp một hệ thống ca nhạc hoàn toàn khác với hệ thống dân nhạc miền Bắc. Lúc còn bé, nghe ca Huế, tôi chưa nhận ra sự khác biệt của hai hệ thống âm giai mà nhà nghề gọi là hơi Nam, hơi Bắc. Bây giờ thì tôi nhận ra sự lơ lớ của cung bực trong những điệu hát mà người ca kỹ đang rót vào tai tôi trong khoang thuyền ấm cúng của con đò cắm sào bên bờ sông Hương.
Khám phá ra tính chất lơ lớ của giai điệu hò huế rồi, tôi sẽ là người đầu tiên ghi âm những bài ca Huế một cách khoa học hơn các bực tiền bối như Hoàng Yến trong loạt bài đăng trong tập san Bulletin Des Amis Du Vieux Huế hay như danh cầm Trần Quang Tồn trong một cuốn sách dạy đánh đàn tỳ bà vào hồi đầu thế kỷ thứ 20.
Ghi âm điệu hò Huế bằng ký âm pháp solfège vào năm 1944 nhưng chưa có cơ hội in ra. Phải tới khi tôi đi kháng chiến tại Thanh Hoá vào năm 1948, gặp Trần Thiếu Bảo, giám đốc nhà xuất bản MINH ĐỨC thì điệu hò Huế đó mới được in ra trong một nhạc tập nhan đề Những Điệu Hát Bình Dân Việt Nam. Rồi khi tôi di cư vào Saigon, trong năm 1953, tôi lại có thêm một cơ hội nữa để cho ấn hành một bản nhạc rời về điệu hò đặc biệt miền Trung. Trong cả hai ấn phẩm được in ra ở Thanh Hoá và Saigon này, tôi nêu lên một lý thuyết : Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc. Tôi còn vẽ ra một sơ đồ so sánh sự khác nhau của những hệ thống âm thanh đó nữa. Chính vì đặc điểm âm giai lơ lớ này mà các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc. Trong phần tiểu dẫn in trong ấn phẩm của bài hò mái nhì hay hò mái đẩy, cách đây nửa thế kỷ, tôi đã nói tới sự thần bí của âm giai lơ lớ như sau:
Hò mái nhì hay hò mái đẩy là tiếng nói điển hình của người dân tại một miền nên thơ nhất của nước Việt. Tiếng hát xây dựng trên một hệ thống âm giai lơ lớ đã thể hiện được sự thầm bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. Sự thành tựu của nhịp điệu cũng rất là tế nhị :
Trước Bến à ơ
Văn Lâu ơ
Chiều chiều...
. . . . . . . . . .
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông...
Tiếp theo là những câu thủ thỉ cốt nâng niu ý chính của toàn bài để rồi sẽ kết thúc bằng tiếng nức nở, có nhiều dấu chấm than ( ! ) và dấu chấm hỏi ( ? ):
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy a rồi
A ơ á ơ
Mái đẩy động tấm ơ ơ lòng
Hơ... ơ à... à ơ
A non nước lơ non à ờ
A a ơi hự...
Lời ca của bài hò Huế trên đây là của một văn gia thuộc lớp người quyền quý ở Huế, Thúc Giạ Thị Ưng Bình. Nội dung có vẻ kích thích lòng yêu nước của người nghe.
…
Những ngày ở Huế, học hỏi về nhạc cổ truyền, tôi có may mắn được gặp các nhạc sĩ Vĩnh Phan, Bửu Lộc... Trong nhóm này còn có cụ Vĩnh Trân tức Ngũ Đại là anh của vua Duy Tân, đánh đàn tỳ bà rất hay. Những người trong hoàng phái này yêu âm nhạc với tâm hồn phóng khoáng, không như một nhạc công gốc Quảng Trị, người mà tôi nghĩ rằng chỉ nên kéo đàn nhị cho hay chứ không nên lập luận về âm nhạc bằng nửa con mắt và những rất ý nghĩ rất hẹp hòi và nông cạn.
Không một nền nhạc cổ truyền nào có thể tồn tại nếu không có sự cải cách liên tục. Chỉ người ngu dốt mới thần thánh hoá cái cổ rồi cho rằng mọi sự cải cách là bội phản (sic). Ngay lúc đó, tôi đã khám phá ra sự liên tục phát triển của những bài ca Huế. Một số những bài thuộc loại hát lý đã do các nhà giáo vừa mới phóng tác và cho in ra để dạy học trò, ví dụ bài Lý Hoài Xuân. Nghe một bài ca Huế là Tứ Đại Cảnh tôi nhận ra đó là nhạc điệu của bài Khi Tương Phùng trong loại hát quan họ của miền Bắc Ninh. Trong khi nhạc cổ truyền luôn luôn chuyển động thì anh nhạc công mà tôi không yêu đó lúc nào cũng mị dân bằng sự cổ hủ của mình.
Về phần Tân Nhạc, có các nhạc sĩ như Ngô Ganh, Văn Giảng... kéo nhau tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu ở rạp TÂN TÂN rồi sau đó chúng tôi kết thân với nhau. Đã có sự trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tài liệu giữa anh ca sĩ chuyên nghiệp và các nhạc sĩ tài tử ở miền sông Hương, núi Ngự.
Tôi đã biết thêm những bài hát mới, chẳng hạn bài Hương Giang Dạ Khúc của Lưu Hữu Phước mà tôi vội vàng hát ngay trên sân khấu gánh ĐỨC HUY.
Lại có thêm Nguyễn Văn Thương tặng cho những bài Trên Sông Hương, Bướm Hoa, Đêm Đông để đánh đàn với ban nhạc Tây trong gánh hát. (Chương 21)
Sau đây là một thí dụ khác về việc nhạc sĩ tìm hiểu về âm giai nhạc Chàm ra sao.
... Giã từ Quảng Ngãi, như một gánh hát quê đói khách nên không bỏ sót một điạ điểm nào, ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU ghé lại những thị trấn nhỏ như Tam Kỳ, Tam Quan trước khi tiến vào tỉnh lỵ Qui Nhơn. Tại Qui Nhơn, tôi được biết thêm một bãi bể nữa. Bãi bể này sạch sẽ, gọn gàng hơn tất cả các bãi bể khác vì nằm ngay trong thành phố. Tại đây, tôi còn được biết thêm một loại hát nữa là hát bài chòi của đám hát rong ngoài chợ, chuyên kể những truyện thơ bình dân như truyện KIỀU hay truyện NHỊ ĐỘ MAI qua lời ca tiếng hát. Lại khám phá thêm một âm giai khác với ngũ cung miền Bắc và ngũ cung Huế. Trong hát bài chòi có một bán-âm mà trong các âm giai ở miền ngoài không có. Âm giai DO MI FA SOL LA này cũng là âm giai nhạc Chàm và âm giai Vọng Cổ miền Nam. Thì ra nhạc Chàm gần gũi với nhạc Vọng Cổ hơn là với nhạc Huế.
(Chương 23)
Những thí dụ như trên để minh họa cho việc nhạc sĩ đã liên tục được tiếp cận, dù vô tình hay hữu ý, có thể thấy liên tục không những trong Hồi Ký Một, mà cả những Hồi Ký Hai, Ba và Bốn nữa. Tôi nghĩ đây là một cái “duyên” ngầm của cả bộ Hồi Ký. Tuy nói những chuyện xa xôi hằng nửa thế kỷ trước với lũ hậu sinh như tôi, nhưng vì khéo léo lồng vào những chi tiết trình bày cội nguồn của những nhạc phẩm Phạm Duy cùng lể lồi và hoàn cảnh sáng tác, hầu như đọc xong chương nào cũng đều có cái “ah ha!” và suy diễn đến cội nguồn của một nhạc phẩm nào đó.
Tôi lấy một thí dụ mà tôi cảm nhận được. Tôi vốn từ lâu rất hâm mộ nhạc phẩm Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, phổ từ thơ Phạm Thiên Thư và sáng tác vào năm 1972, trong đó câu đầu tiên:
mà nhà thơ Nguyên Sa đã mô tả:
Phạm Duy mang lại cho ngôi chùa nhỏ dưới chân núi kiến trúc của một lâu đài, rồi anh không ngần ngại mang cả toà lâu đài đó lên đỉnh của ngọn núi cao nhất. Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn ngôi chùa ở chân núi của thơ được nhạc sĩ cho láy nguyên vẹn và đưa lên một cung bực cao hơn để thành một ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn... được lập lại lần ba trên một cung bực chót vót, toà lâu đài đã được đưa lên kỳ diệu tuốt trên đỉnh chót vót của ngọn núi.
Sau khi đọc Chương 4 – thuật chuyện lúc nhạc sĩ khoảng 5,6 tuổi (!) - tôi hiểu thêm nhạc sĩ đã lấy chất liệu từ đâu, và tại sao bài nhạc phải được hát với phong cách “Đầm Ấm”:
Không giầu để có thể luôn luôn mua đồ chơi hay may quần áo mới cho anh em tôi, mẹ tôi chỉ có thể biểu lộ tình thương yêu đối với đứa con út bằng cách cho tôi theo mẹ trong bất cứ một cuộc đi lễ xa gần nào. Tôi được đi lễ ở nhiều đền chùa nổi danh miền Bắc như Chùa Hương, Chùa Trầm, Đền Sòng Phố Cát... Cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ làm tôi muốn trở thành một con người hiếu đạo. Thật thế, chùa chiền rất cần khung cảnh chung quanh để tạo cho ta sự thoát tục sau khi phải sống cuộc đời đầy bụi bậm. Tiếc rằng sau này tôi không tìm lại được sự rung cảm kỳ diệu đó ở những đền chùa quá ư ''văn minh'' tại miền Nam.
Từ lúc còn rất bé, không những được đi lễ với mẹ luôn luôn, tôi còn được mẹ tôi dạy tụng những câu kinh Phật :''... Lư hương xạ nhiệt pháp giới mông vân chư phật hải hội... '' Tôi lại là thằng bé không thích ăn thịt hay chấm nước mắm, nhiều khi chỉ ăn cơm với oản, với chuối cho nên ngoài cái tên thằng tôm, tôi còn có thêm cái tên là chú tiểu. Bây giờ về già nếu cần phải nhớ tới một trong những mối sầu lâng lâng đầu tiên của đời mình thì tôi phải nói tới buổi trưa hè trên một nẻo đường cái quan...
... Sau khi đi lễ ở một ngôi chùa nào đó, hai mẹ con tôi ngồi ôm nhau trên chiếc xe kéo bánh gỗ đưa chúng tôi về Hà Nội, anh phu xe nhễ nhại mồ hôi, con đường vắng tanh vắng ngắt, hai bên đồng lúa im phăng phắc, thời gian như ngừng trôi... Hình ảnh êm đềm và bâng khuâng này giống như một âm bản tuyệt vời của tuổi thơ đặt vào trong một cái máy thu hình là trí nhớ của tôi để mỗi khi muốn nhớ tới mẹ là tôi đem rửa ra thành một tấm dương bản.
Lại cũng còn có thêm một âm bản khác, dữ dội hơn, với hình ảnh hai mẹ con đi lễ trong khi trời đang giông bão, có cột đèn đổ, có cây gẫy cành chắn ngang đường đi... Người ta thường nhớ tới cha mẹ trong cảnh gia đình đầm ấm -- tôi cũng đã từng nói tới -- với hình ảnh cha ngồi xem báo, mẹ ngồi khâu áo, xa xa có tiếng còi tầu v.v... Tôi thường chỉ nhớ mẹ tôi trong kỷ niệm của những cuộc đi lễ xa xưa như vậy.
Tất cả các bà mẹ trên thế gian đều là mẹ hiền cả, nhưng mẹ tôi, Nguyễn Thị Hoà, là người mẹ hiền hoà nhất. Không bao giờ đánh mắng tôi cả. Mỗi khi tôi làm điều trái thì mẹ kể cho nghe một câu truyện cổ răn đời. Truyện Thằng Cuội hay truyện Lục Súc Tranh Công. Hoặc dạy tôi bằng những câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ : Trông người phải gẫm đến ta thử sờ lên gáy xem xa hay gần...
Như bạn vừa thấy, những kỷ niệm “đi lễ xa xưa” kể trên mang dấu ấn đậm đà không chỉ ở Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, ở Kỷ Niệm mà còn trong Trường Ca Con Đường Cái Quan và nhất là Trường Ca Mẹ Việt Nam. Có quá nhiều kỷ niệm đẹp với người mẹ yêu dấu, nhạc sĩ đã cho ta những câu nhạc hết sức dịu dàng, thiết tha.
Vừa rồi là một vài tìm hiểu ngắn những ảnh hưởng trong nhạc Phạm Duy. Tôi rất, rất may mắn gần đây (9/2009) được nhạc sĩ tặng một bản thảo sách nói về sự Học và Hành trong nhạc của ông dày 250 trang, hy vọng sẽ có dịp chia xẻ cảm nghĩ sau khi đọc cuốn sách trên với các bạn.
Hoctro (9/2009)
http://www.phamduy2010.com/02sokhao/
****
Một câu hỏi được đặt ra – mà những ai là “fan” của nhạc sĩ chắc cũng đều muốn biết - nhạc sĩ đã học cách sáng tác nhạc như thế nào. Tìm hiểu kỹ lưỡng quyển “Phạm Duy –Hồi Ký Một” sẽ cho bạn một lời giải đáp rất thỏa đáng.
Năm 1942 chứng kiến sự ra đời tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ là nhạc phẩm Cô Hái Mơ, phổ thành nhạc theo thơ Nguyễn Bính. Theo lời thuật của tác giả thì bản nhạc “giản dị là sự tùy hứng phổ nhạc những câu thơ mới” và “vì phải theo prosody của thơ nên tiết điệu cũng đơn sơ, dù đã có chia đoạn khác nhau trong cơ cấu.”
Điểm đáng kể trong bài nhạc đầu tay này, theo thiển ý, là nhạc sĩ đã “vô tình” sử dụng những thang âm ngũ cung khác nhau để sáng tác. Tuy “vô tình”, nhưng vì âm hưởng nhạc ngũ cung đã có dấu ân từ thủa ấu thời và tuổi bước vào đời, như tôi sẽ dẫn chứng một số chi tiết cũng trong bài viết này, mà rất tự nhiên nó là một phần chính xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ.
Hãy xem tác giả đánh giá tiếp bài nhạc đầu tay của mình vào năm 2009, gần 70 năm (!) sau khi nhạc phẩm chào đời:
“Tôi vô tình chọn một hệ thống âm giai ngũ cung để phổ nhạc, cho nên trong đoạn 1 của Cô Hái Mơ, motif là nét nhạc đi xuống fa mi re do, có repetition và imitation đi lên sol mi do fa... giai điệu nằm trong một hệ thống ngũ cung có nốt giáng :
Fa sol la do re mi (mib) hay Do re mi (mib) fa sol la
Về cấu phong, tiết tấu trong đoạn 1 phải là Lento : chầm chậm, kể lể, lãng mạn. Chú ý : chữ và -- trong câu khí trời trong sáng và êm ái -- được giảm xuống nửa cung, gây sự êm ái, mơ mộng.
Trong đoạn 2 này, giai điệu nằm trong ngũ cung do re fa sol la với 2 chuyển hệ fa sol lab do re mib (hai cung sau không dùng đến) và fa sol sib do re.
Tiết tấu phải có sự hoạt động (mouvemented), nhộn nhịp, đon đả... vì là cuộc tán tỉnh của Nguyễn Bính/Phạm Duy với cô sơn nữ...
Trong hai năm tiếp theo, 1943 và 1944, nhạc sĩ sáng tác ba nhạc phẩm khác là Gươm Tráng Sĩ, Phương Trời Xa, Con Ðường Vui (đồng soạn với Lê Vy) mà theo ông,
Qua tới những bài sau đó như Gươm Tráng Sĩ, Cây Đàn Bỏ Quên, giai điệu của tôi vẫn chưa phải là gamme phamduyrienne, tôi soạn theo gamme diatonique có chủ thể (tonal), với giọng re mineur (“ton” re thứ) mà ai cũng dùng, kể từ Lê Thương, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đỗ Nhuận v.v...
Nhạc sĩ học hỏi từ rất nhiều nguồn khác nhau. Những trích đoạn sau đây đều trích từ Hồi Ký Một.
Nguồn đầu tiên là từ một bà giáo dạy đàn tranh mà mẹ nhạc sĩ đã chu cấp việc ăn ở ngay trong nhà để dùng toàn thời gian dạy đàn cho hai bà chị.
Tuy vậy, trong cuộc sống gia đình, riêng tôi được nuôi dưỡng khá nhiều bằng âm nhạc. Mẹ tôi nuôi một bà đánh đàn tranh người Huế tên là bà Ấm Chung ở ngay trong nhà để dạy đàn cho hai chị tôi đánh những bài Nam Ai,Nam Bình, Lưu Thủy, Hành Vân... Tôi được làm quen ngay với nhạc dân tộc từ khi hãy còn măng sữa. Tôi còn có cảm tính quá nhạy bởi vì tôi khóc khi nghe một người hát rong đến trước cửa nhà, vừa hát vừa xin tiền với hát bài kể chuyện một hành khất mù bị đánh mất gậy. Cái vụ tôi cảm động đến khóc vì bài ca này là đề tài cho cả nhà tôi luôn luôn chọc quê tôi... (Chương 5)
Nguồn thứ hai là từ các “bài ta theo điệu Tây” rất thịnh hành trong thập niên 1930.
Một xu hướng đi tìm không khí mới cho âm nhạc Việt Nam đã thực sự ra đời khi nghệ sĩ Tư Chơi khẳng định đường lối soạn nhạc của ông. Ông soạn một số bài hát mà ông gọi đích danh là bài ta theo điệu Tây. Hoặc ông dùng nguyên vẹn những điệu Tây, chẳng hạn điệu Hoài Tình của ông, rất
phổ biến trong giới Cải Lương, có thể khởi sự từ bài Tabou, bài này, theo tôi, cũng còn là bài đẻ ra nhiều bản đầu tay của một số mầm non nhạc sĩ vào hồi Tân Nhạc mới được thành lập.
Cùng một lúc với việc anh Tư Chơi tung ra trên sân khấu loại hát anh gọi là bài ta theo điệu Tây, thì trong giới yêu nhạc, với đa số là nam nữ trong tuổi thanh xuân, cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát Tây do các ca sĩ thời thượng như Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean, Georges Milton... hát vào đĩa hát 78 tours.
Các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trẻ, đẹp, hát hay như Ái Liên, Kim Thoa, lại được hãng BéKa, một chi nhánh của hãng Pathé bên Pháp mướn để thu thanh các bài ta theo điệu Tây vào dĩa hát. Suốt mấy năm liền, từ 1935 cho tới 1938, rất nhiều các bài hát của Pháp như Marinella, C'est À Capri, Tant Qu'il Y Aura Des Étoiles, Un Jour Loin De Toi, Celle Que J'aime Éperdument, Les Gars De La Marine, L'oncle De Pékin, Guitare D'amour, Créola, Signorina, Colombella... và của Mỹ như Good Bye Hawaii, South Of The Border... đã được phổ biến mạnh mẽ với lời ca tiếng Việt, soạn bởi một nhà báo trẻ tên là Mai Lâm.
Trong mấy chục bài ta theo điệu Tây của hồi giữa thập niên 30, tôi chỉ còn nhớ lõm bõm vài bài, chẳng hạn bài hát theo điệu C'est À Capri :
C'est à Capri que je l'ai rencontrée
Je fus charmé encore plus que surpris.
De mille fleurs elle était entourée
Au milieu d'un jardin de Capri
Tout comme dans un poème
Me voyant elle me sourit
Je lui ai dit : je vous aime.
C'était au pays de Capri.
. . . . . . . . . . . . .
Ngày đua xe hoa năm đã qua bao tình sâu xa
Còn như in sâu trong trí tôi bao ngày vui qua.
Người mà tôi yêu, tôi đắm say, tôi hằng mơ
Đến với tôi, trong ngày vui, trong hội hoa.
Ngày nay anh tới đây, đợi chờ nắng
Mà sao em nỡ sao, em biệt bóng ?
Lòng anh ôi chứa chan mối tình ái
Lời thề nguyền non nước em đành sai...
Vào đầu thập niên 30, mỗi lần các gánh hát Cải Lương ở trong Nam ra Bắc trình diễn thì các minh tinh như các đào Năm Phỉ, Phùng Há, Kim Thoa các kép Năm Châu, Bẩy Nhiêu, Tư Chơi ngụ tại Hotel Đồng Lợi (?) ở đường Bờ Hồ, ngay gần nhà tôi. Tôi tò mò tới đứng ngoài cửa khách sạn, ngó qua cửa kính nhòm vào phòng ăn, thấy sao họ có thể đẹp đẽ sang trọng như người ngoại quốc thế kia ? Tôi không thể ngờ rằng có ngày tôi đứng chung trên một sân khấu với Tư Chơi hay Năm Châu tại Saigon trong thời gian trước và sau cuộc Cách Mạng-Kháng Chiến.
Làm sao mà chúng tôi không thích những bài ta theo điệu Tây cho được ? Trước hết, những bài mà tôi vừa dẫn kể ở trên, không những rất hay về ý nghĩa (lúc đó chúng tôi cũng đã giỏi tiếng Pháp lắm rồi) lại còn được những giọng hát ngọt lịm của Tino Rossi, lanh lảnh của Rina Ketty, hài hước của Georges Milton hay bình dị của Albert Préjean... làm tăng giá trị. Rồi bây giờ lại còn được Mai Lâm soạn những lời ca rất phù hợp với tuổi mơ mộng của chúng tôi. Đã có những hội ''Ái Tino'' được thành lập. Một thanh niên có giọng hát tốt, sau này là một nhạc sĩ được nhiều người biết tới, nhạc sĩ Canh Thân, bắt đầu cuộc đời ca hát của anh bằng cái tên Tino Thân. (Chương 8)
Nguồn thứ ba là từ các đĩa hát từ người anh Phạm Duy Khiêm:
Đây là lúc tôi đã mê hát và thích nghe nhạc lắm rồi ! Anh Khiêm đem ở Tây về rất nhiều đĩa hát và tôi thường lấy trộm để nghe.Tôi đã thuộc lòng những bản nhạc cổ điển như Sérénade của Schubert, Élégie của Massenet và những aria trong các opéra như Le Barbier De Séville của Mozart hay La Norma của Bellini. Tôi cũng hay nghịch ngợm với các điệu hát cổ điển này bằng cách thay đổi âm thể (mode) của bài hát. Ví dụ bài Sérénade của Schubert là trong âm thể ''minơ'', tôi thử hát với âm thể ''majơ'' để thấy sự khác biệt của tình cảm khi bị chuyển thể. (Chương 12)
Nguồn tài liệu thứ tư là ở cuốn sách Lavignac:
Sự học hỏi của tôi về nhạc thuật theo đường lối Âu Tây chỉ mới đóng khung trong sự nghe đĩa nhạc cổ điển của anh Khiêm mang từ Pháp về, trong sự đọc ngấu nghiến những bài học nằm trong cuốn sách dạy nhạc của LAVIGNAC tôi mua được ở Hà Nội từ lâu, nay là sách gối đầu ghế bố. Trong sự mò mẫm tự học đánh guitare và sự hoà đàn hằng đêm với ban nhạc Tây ở trong gánh hát. Tôi đã thuộc lòng nhiều bản nhạc hoà tấu là những bản nhạc bán cổ điển hay nhạc khiêu vũ rất nổi danh. Về nhạc cổ truyền, ngoài việc được nuôi dưỡng bởi những đám hát xẩm ở phố Bờ Hồ, bởi nhạc đàn tranh của bà Ấm Chung ở phố Hàng Dầu trong những năm còn bé, như hát quan họ ở Nhã Nam khi tôi là một anh nông dân đa tình... (Chương 20)
Cũng chính là quyển sách này mà nhạc sĩ đã không ngần ngại tặng lại cho người bạn mới quen là Trần Văn Khê khi hai người mới quen nhau ở Vĩnh Long.
… Bạn cùng nghề và sẽ dính líu với mình suốt đời là Lê Thương, đang ở Bến Tre, hớt hơ hớt hải từ một đồn điền nào đó ra nghe tôi hát. Là Trần Văn Khê ở Vĩnh Long, hãy còn là thư sinh nhưng không mình hạc vóc mai mà to béo như ông Hộ Pháp, tới nghe hát rồi chúng tôi kéo nhau ra một nhà thủy tạ ở bờ sông gọi là Cầu Lộ, ngồi nói chuyện huyên thuyên tới 3 giờ sáng vẫn chưa hết chuyện. Tại Vĩnh Long, tôi cho Trần Văn Khê mượn cuốn sách dạy nhạc của Lavignac mà tôi coi như một bảo vật. Yêu bạn nên sẵn sàng trao bảo vật. Trải qua một cuộc chiến dài dòng và khốc liệt, sau hơn 30 năm, khi tôi qua Florida, Hoa Kỳ vào năm 1975, từ Paris Trần Văn Khê gửi trả lại tôi cuốn sách đó, sách vẫn còn y nguyên, không mất một trang nào, không mất một dòng chữ nào của tôi ghi chú trên những trang sách đó. (Chương 27)
Với tính tò mò cố hữu, tôi thử truy tìm dấu vết của quyển sách “Lavignac” này. Thời đại “Google Search” quả thật tuyệt diệu, tôi không những tìm ra tên quyển sách, mà còn được xem nội dung của nó nữa. Quyển sách đã quá thời hạn 100 năm bản quyền nên được tự do scan và lưu hành trên liên mạng. Tôi cũng đã điện thư hỏi thăm nhạc sĩ và gửi ông quyển e-book này. Ông xác nhận đấy chính là quyển sách “gối đầu ghế bố” của ông.
Tuy vốn tiếng Pháp của tôi rất giới hạn, nhìn vào nội dung quyển sách tôi cũng thấy lý thuyết nhạc được mô tả rất cặn kẽ. Chẳng hạn, tôi có kể với bạn đọc (trong bài viết phân tích nhạc phẩm “Hoa Rụng Ven Sông”) là tôi học được về dãy hòa điệu (harmonic series) trong quyển “Melody in Songwriting”, thì trong quyển Lavignac, tác giả đã mô tả hiện tượng này từ khuya rồi!
Ngoài việc trình bày rốt ráo sự hình thành của dãy hòa điệu, tác giả cũng mô tả cặn kẽ các loại nhạc cụ như đàn dây, sáo, bộ gõ, rồi đến nhạc ngữ (grammaire de la musique) bao gồm hòa âm, đối điểm. Sau cùng, Lavignac dành một chương dài điểm danh các danh nhân âm nhạc tây phương qua các thời kỳ.
Sau cùng, nguồn tài liệu mà ông học hỏi từ lúc ấu thơ tới lúc trọng tuổi, không gì khác hơn là trường đời, mà ông gọi với danh xưng viết hoa là ĐẠI HỌC NHÂN DÂN. Từ những chuyến đi xa về làng quê:
Học về đồng ruộng nhiều hơn là học về vỉa hè, tôi lại có may mắn được về sống với vú tôi tại Trạm Trôi vào lúc tâm hồn tôi còn trong trắng, tôi biết được cái khổ hay cái sướng của một em bé quê ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ... để mấy chục năm sau có bài dân ca mới :
Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao... (Chương 4)
Hay học được lối hát quan họ từ anh nông dân tên Xuân:
Ngày ở Ấp Lan Giới, tôi được anh nông dân tên là Xuân dạy tôi hát quan họ. Nhưng dưới thời Pháp thuộc và vào năm 1943 này, tục lệ đáng yêu là sự tỏ tình qua tiếng hát trong lúc đang làm việc đồng áng đã không còn nữa. Làm gì có chuyện đi trên bờ đê sông đào, được dừng chân nghe tiếng hát lanh lảnh của cô cắt cỏ : Ai đi đường đó, hỡi ai, hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ? Để có thể hát câu trả lời rất hợp tình, hợp cảnh : Hỡi cô đang cắt cỏ xanh, có về Lan Giới với anh thì về... Ngay cả cuộc thi hát trong những ngày hội làng cũng ít khi được tổ chức. Nói chung, nhạc cổ truyền từ dân ca, hát hội cho tới nhạc trên sân khấu Tuồng, Chèo đã tàn lụi. Chỉ có Hát Cải Lương -- nhất là Hát Vọng Cổ -- là khởi sắc.
Anh trai làng dáng người thấp bé và có đôi môi đỏ như môi con gái đã dạy tôi hát quan họ và làm cho thú vị vô cùng. Tôi thấy được tất cả sự lạc quan, tính trữ tình của người nông dân Việt Nam trong quá khứ qua những làn điệu vô cùng phong phú. Tại Nhã Nam vào năm 1943 này, không được hát tỏ tình thực sự với một cô thôn nữ nào hay đi dự thi hát ở một hội làng như hội Lim chẳng hạn... thì tôi đành hát chơi trong Ấp Bình Chương vậy.
Sau này chính tôi là người đầu tiên hát bài quan họ sau đây ở Hà Nội vào những năm 45, 46 và trên các Đài Phát Thanh ở Saigon vào những năm 52, 53 :
Gió rằng gió lạnh chứ gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn là chăn nửa chiếu ý a
Chứ mấy có nửa giường nửa giường để đó chờ ai ?
Tất cả những bài dân ca hay trường ca tôi soạn ra sau này đều đã được khởi sự nuôi dưỡng từ những ngày tôi sống tại Ấp Bình Chương thuộc Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang. (Chương 16)
Chuyến du hành Bắc Nam với gánh hát Đức Huy – Charlot Miều (từ mùa Thu 1943 đến tháng 3 năm 1945) có lẽ mang lại nhiều chất liệu sáng tác nhất qua việc thâu thập các loại dân ca của từng vùng, việc tai nghe mắt thấy sinh hoạt dân gian, việc kết bạn với các nhạc sĩ của thời kỳ phôi thai của Tân Nhạc.
Tuy là một trong những người đầu tiên đưa ra chủ trương là phải tạo nên một dòng nhạc mới để thay thế cho dòng nhạc cổ nhưng tôi vẫn luôn luôn để tâm nghiên cứu kỹ càng những làn điệu của dòng nhạc bình dân ở từng địa phương để từ đó phát triển lên dòng nhạc cải cách. Sau khi đã nắm được nội dung và hình thức của hầu hết các loại dân nhạc ở miền Bắc như Hát Cò Lả, Hát Quan Họ, Hát Chèo, Hát Ả Đào v.v... vào đầu năm 1944 này, tôi bắt gặp một hệ thống ca nhạc hoàn toàn khác với hệ thống dân nhạc miền Bắc. Lúc còn bé, nghe ca Huế, tôi chưa nhận ra sự khác biệt của hai hệ thống âm giai mà nhà nghề gọi là hơi Nam, hơi Bắc. Bây giờ thì tôi nhận ra sự lơ lớ của cung bực trong những điệu hát mà người ca kỹ đang rót vào tai tôi trong khoang thuyền ấm cúng của con đò cắm sào bên bờ sông Hương.
Khám phá ra tính chất lơ lớ của giai điệu hò huế rồi, tôi sẽ là người đầu tiên ghi âm những bài ca Huế một cách khoa học hơn các bực tiền bối như Hoàng Yến trong loạt bài đăng trong tập san Bulletin Des Amis Du Vieux Huế hay như danh cầm Trần Quang Tồn trong một cuốn sách dạy đánh đàn tỳ bà vào hồi đầu thế kỷ thứ 20.
Ghi âm điệu hò Huế bằng ký âm pháp solfège vào năm 1944 nhưng chưa có cơ hội in ra. Phải tới khi tôi đi kháng chiến tại Thanh Hoá vào năm 1948, gặp Trần Thiếu Bảo, giám đốc nhà xuất bản MINH ĐỨC thì điệu hò Huế đó mới được in ra trong một nhạc tập nhan đề Những Điệu Hát Bình Dân Việt Nam. Rồi khi tôi di cư vào Saigon, trong năm 1953, tôi lại có thêm một cơ hội nữa để cho ấn hành một bản nhạc rời về điệu hò đặc biệt miền Trung. Trong cả hai ấn phẩm được in ra ở Thanh Hoá và Saigon này, tôi nêu lên một lý thuyết : Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc. Tôi còn vẽ ra một sơ đồ so sánh sự khác nhau của những hệ thống âm thanh đó nữa. Chính vì đặc điểm âm giai lơ lớ này mà các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc Ấn Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc. Trong phần tiểu dẫn in trong ấn phẩm của bài hò mái nhì hay hò mái đẩy, cách đây nửa thế kỷ, tôi đã nói tới sự thần bí của âm giai lơ lớ như sau:
Hò mái nhì hay hò mái đẩy là tiếng nói điển hình của người dân tại một miền nên thơ nhất của nước Việt. Tiếng hát xây dựng trên một hệ thống âm giai lơ lớ đã thể hiện được sự thầm bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. Sự thành tựu của nhịp điệu cũng rất là tế nhị :
Trước Bến à ơ
Văn Lâu ơ
Chiều chiều...
. . . . . . . . . .
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông...
Tiếp theo là những câu thủ thỉ cốt nâng niu ý chính của toàn bài để rồi sẽ kết thúc bằng tiếng nức nở, có nhiều dấu chấm than ( ! ) và dấu chấm hỏi ( ? ):
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy a rồi
A ơ á ơ
Mái đẩy động tấm ơ ơ lòng
Hơ... ơ à... à ơ
A non nước lơ non à ờ
A a ơi hự...
Lời ca của bài hò Huế trên đây là của một văn gia thuộc lớp người quyền quý ở Huế, Thúc Giạ Thị Ưng Bình. Nội dung có vẻ kích thích lòng yêu nước của người nghe.
…
Những ngày ở Huế, học hỏi về nhạc cổ truyền, tôi có may mắn được gặp các nhạc sĩ Vĩnh Phan, Bửu Lộc... Trong nhóm này còn có cụ Vĩnh Trân tức Ngũ Đại là anh của vua Duy Tân, đánh đàn tỳ bà rất hay. Những người trong hoàng phái này yêu âm nhạc với tâm hồn phóng khoáng, không như một nhạc công gốc Quảng Trị, người mà tôi nghĩ rằng chỉ nên kéo đàn nhị cho hay chứ không nên lập luận về âm nhạc bằng nửa con mắt và những rất ý nghĩ rất hẹp hòi và nông cạn.
Không một nền nhạc cổ truyền nào có thể tồn tại nếu không có sự cải cách liên tục. Chỉ người ngu dốt mới thần thánh hoá cái cổ rồi cho rằng mọi sự cải cách là bội phản (sic). Ngay lúc đó, tôi đã khám phá ra sự liên tục phát triển của những bài ca Huế. Một số những bài thuộc loại hát lý đã do các nhà giáo vừa mới phóng tác và cho in ra để dạy học trò, ví dụ bài Lý Hoài Xuân. Nghe một bài ca Huế là Tứ Đại Cảnh tôi nhận ra đó là nhạc điệu của bài Khi Tương Phùng trong loại hát quan họ của miền Bắc Ninh. Trong khi nhạc cổ truyền luôn luôn chuyển động thì anh nhạc công mà tôi không yêu đó lúc nào cũng mị dân bằng sự cổ hủ của mình.
Về phần Tân Nhạc, có các nhạc sĩ như Ngô Ganh, Văn Giảng... kéo nhau tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu ở rạp TÂN TÂN rồi sau đó chúng tôi kết thân với nhau. Đã có sự trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tài liệu giữa anh ca sĩ chuyên nghiệp và các nhạc sĩ tài tử ở miền sông Hương, núi Ngự.
Tôi đã biết thêm những bài hát mới, chẳng hạn bài Hương Giang Dạ Khúc của Lưu Hữu Phước mà tôi vội vàng hát ngay trên sân khấu gánh ĐỨC HUY.
Lại có thêm Nguyễn Văn Thương tặng cho những bài Trên Sông Hương, Bướm Hoa, Đêm Đông để đánh đàn với ban nhạc Tây trong gánh hát. (Chương 21)
Sau đây là một thí dụ khác về việc nhạc sĩ tìm hiểu về âm giai nhạc Chàm ra sao.
... Giã từ Quảng Ngãi, như một gánh hát quê đói khách nên không bỏ sót một điạ điểm nào, ĐỨC HUY-CHARLOT MIỀU ghé lại những thị trấn nhỏ như Tam Kỳ, Tam Quan trước khi tiến vào tỉnh lỵ Qui Nhơn. Tại Qui Nhơn, tôi được biết thêm một bãi bể nữa. Bãi bể này sạch sẽ, gọn gàng hơn tất cả các bãi bể khác vì nằm ngay trong thành phố. Tại đây, tôi còn được biết thêm một loại hát nữa là hát bài chòi của đám hát rong ngoài chợ, chuyên kể những truyện thơ bình dân như truyện KIỀU hay truyện NHỊ ĐỘ MAI qua lời ca tiếng hát. Lại khám phá thêm một âm giai khác với ngũ cung miền Bắc và ngũ cung Huế. Trong hát bài chòi có một bán-âm mà trong các âm giai ở miền ngoài không có. Âm giai DO MI FA SOL LA này cũng là âm giai nhạc Chàm và âm giai Vọng Cổ miền Nam. Thì ra nhạc Chàm gần gũi với nhạc Vọng Cổ hơn là với nhạc Huế.
(Chương 23)
Những thí dụ như trên để minh họa cho việc nhạc sĩ đã liên tục được tiếp cận, dù vô tình hay hữu ý, có thể thấy liên tục không những trong Hồi Ký Một, mà cả những Hồi Ký Hai, Ba và Bốn nữa. Tôi nghĩ đây là một cái “duyên” ngầm của cả bộ Hồi Ký. Tuy nói những chuyện xa xôi hằng nửa thế kỷ trước với lũ hậu sinh như tôi, nhưng vì khéo léo lồng vào những chi tiết trình bày cội nguồn của những nhạc phẩm Phạm Duy cùng lể lồi và hoàn cảnh sáng tác, hầu như đọc xong chương nào cũng đều có cái “ah ha!” và suy diễn đến cội nguồn của một nhạc phẩm nào đó.
Tôi lấy một thí dụ mà tôi cảm nhận được. Tôi vốn từ lâu rất hâm mộ nhạc phẩm Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, phổ từ thơ Phạm Thiên Thư và sáng tác vào năm 1972, trong đó câu đầu tiên:
mà nhà thơ Nguyên Sa đã mô tả:
Phạm Duy mang lại cho ngôi chùa nhỏ dưới chân núi kiến trúc của một lâu đài, rồi anh không ngần ngại mang cả toà lâu đài đó lên đỉnh của ngọn núi cao nhất. Ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn ngôi chùa ở chân núi của thơ được nhạc sĩ cho láy nguyên vẹn và đưa lên một cung bực cao hơn để thành một ngày xưa áo nhuộm hoàng hôn... được lập lại lần ba trên một cung bực chót vót, toà lâu đài đã được đưa lên kỳ diệu tuốt trên đỉnh chót vót của ngọn núi.
Sau khi đọc Chương 4 – thuật chuyện lúc nhạc sĩ khoảng 5,6 tuổi (!) - tôi hiểu thêm nhạc sĩ đã lấy chất liệu từ đâu, và tại sao bài nhạc phải được hát với phong cách “Đầm Ấm”:
Không giầu để có thể luôn luôn mua đồ chơi hay may quần áo mới cho anh em tôi, mẹ tôi chỉ có thể biểu lộ tình thương yêu đối với đứa con út bằng cách cho tôi theo mẹ trong bất cứ một cuộc đi lễ xa gần nào. Tôi được đi lễ ở nhiều đền chùa nổi danh miền Bắc như Chùa Hương, Chùa Trầm, Đền Sòng Phố Cát... Cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ làm tôi muốn trở thành một con người hiếu đạo. Thật thế, chùa chiền rất cần khung cảnh chung quanh để tạo cho ta sự thoát tục sau khi phải sống cuộc đời đầy bụi bậm. Tiếc rằng sau này tôi không tìm lại được sự rung cảm kỳ diệu đó ở những đền chùa quá ư ''văn minh'' tại miền Nam.
Từ lúc còn rất bé, không những được đi lễ với mẹ luôn luôn, tôi còn được mẹ tôi dạy tụng những câu kinh Phật :''... Lư hương xạ nhiệt pháp giới mông vân chư phật hải hội... '' Tôi lại là thằng bé không thích ăn thịt hay chấm nước mắm, nhiều khi chỉ ăn cơm với oản, với chuối cho nên ngoài cái tên thằng tôm, tôi còn có thêm cái tên là chú tiểu. Bây giờ về già nếu cần phải nhớ tới một trong những mối sầu lâng lâng đầu tiên của đời mình thì tôi phải nói tới buổi trưa hè trên một nẻo đường cái quan...
... Sau khi đi lễ ở một ngôi chùa nào đó, hai mẹ con tôi ngồi ôm nhau trên chiếc xe kéo bánh gỗ đưa chúng tôi về Hà Nội, anh phu xe nhễ nhại mồ hôi, con đường vắng tanh vắng ngắt, hai bên đồng lúa im phăng phắc, thời gian như ngừng trôi... Hình ảnh êm đềm và bâng khuâng này giống như một âm bản tuyệt vời của tuổi thơ đặt vào trong một cái máy thu hình là trí nhớ của tôi để mỗi khi muốn nhớ tới mẹ là tôi đem rửa ra thành một tấm dương bản.
Lại cũng còn có thêm một âm bản khác, dữ dội hơn, với hình ảnh hai mẹ con đi lễ trong khi trời đang giông bão, có cột đèn đổ, có cây gẫy cành chắn ngang đường đi... Người ta thường nhớ tới cha mẹ trong cảnh gia đình đầm ấm -- tôi cũng đã từng nói tới -- với hình ảnh cha ngồi xem báo, mẹ ngồi khâu áo, xa xa có tiếng còi tầu v.v... Tôi thường chỉ nhớ mẹ tôi trong kỷ niệm của những cuộc đi lễ xa xưa như vậy.
Tất cả các bà mẹ trên thế gian đều là mẹ hiền cả, nhưng mẹ tôi, Nguyễn Thị Hoà, là người mẹ hiền hoà nhất. Không bao giờ đánh mắng tôi cả. Mỗi khi tôi làm điều trái thì mẹ kể cho nghe một câu truyện cổ răn đời. Truyện Thằng Cuội hay truyện Lục Súc Tranh Công. Hoặc dạy tôi bằng những câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ : Trông người phải gẫm đến ta thử sờ lên gáy xem xa hay gần...
Như bạn vừa thấy, những kỷ niệm “đi lễ xa xưa” kể trên mang dấu ấn đậm đà không chỉ ở Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, ở Kỷ Niệm mà còn trong Trường Ca Con Đường Cái Quan và nhất là Trường Ca Mẹ Việt Nam. Có quá nhiều kỷ niệm đẹp với người mẹ yêu dấu, nhạc sĩ đã cho ta những câu nhạc hết sức dịu dàng, thiết tha.
Vừa rồi là một vài tìm hiểu ngắn những ảnh hưởng trong nhạc Phạm Duy. Tôi rất, rất may mắn gần đây (9/2009) được nhạc sĩ tặng một bản thảo sách nói về sự Học và Hành trong nhạc của ông dày 250 trang, hy vọng sẽ có dịp chia xẻ cảm nghĩ sau khi đọc cuốn sách trên với các bạn.
Hoctro (9/2009)
10.29.2006
Náo động làng Xì trum
Qua Đặc Trưng thấy bài này zui quá, lại nhớ hồi nhỏ tẹo hoctro khoái đọc xì trum lắm. Đem bài về cất ở đây cho vui. Cám ơn anh tsttl đã viết bài. Hoctro
Mai nay ánh vàng mượt mà tơ trời trên khắp chốn gần xa. Tại ngôi làng của các Schtroumpfs, khí trời ấm áp, chim ca rộn ràng. Tí Cô Nương mở cửa bước ra vườn tưới hoa đôi mắt đỏ hoe... Tí Mơ Mộng vốn tơ tình Tí Cô Nương đã lâu bước đến bên rào lên tiếng vấn an:
- Cô Nương mạnh khoẻ?
- Vẫn thường thôi anh à!
- Mắt cô đỏ. Có cần thuốc nhỏ? Anh về nhà lấy ngay...
Tí Phá tình cờ đi qua đúng lúc Tí Mơ Mộng tỏ tình liền lên tiếng:
- Mắt cô đỏ. Có cần thuốc nhỏ? Anh về nhà lấy ngay... cây thần nỏ xỏ vào hang nhỏ chết luôn bầy thỏ...
Tí Cô Nương biết mình bị ghẹo, đặt bình nước tưới cây xuống, im lặng khóa cửa nhà, đi ra vườn sau đứng trầm ngâm một lát rồi mở cửa rào đi về phía bìa rừng... Tí Mơ Mộng biết Tí Phá chơi mình, quay lại định làm cho ra lẽ. Tí Phá đã bay biến tự lúc nào. Từ xa, Tí Thợ và Tí Đô chạy tới:
- Chúng tôi tìm gấp Tí Cô Nương. Anh có gặp cô ấy sáng nay?
Tí Mơ Mộng cúi đầu im lặng, chỉ tay về phía bìa rừng. Hai Tí Thợ và Đô nghe xong hấp tấp chạy như bay... Cạnh bìa rừng, dưới cội sung già, Tí Lười một mình đánh chén hết trơn nửa lít đế Gò Đen định lăn đùng ra ngủ bỗng nghe tiếng Tí Cô Nương nức nở:
- " Đừng bỏ em một mình! Đừng bỏ em một mình! Trời lạnh quá! Trời lạnh quá! Sao đành! ".
Tí Lười nghe lời than van của Tí Cô Nương bèn đứng lên đi tìm gốc cây khác đánh giấc mùa đông. Đúng lúc nầy. Tí Thợ và Tí Đô từ xa chạy đến. Tí Lười ra dấu im lặng, kéo tay hai bạn rời khỏi hiện trường, kể lể đôi câu. Lập tức, Tí Đô và Tí Thợ lao đầu chạy như bay về phía làng Schtroumpfs... Thời gian ước độ pha xong một ly ca phê filtre lớn, Tí Vua tìm đến cội sung già với các Tí Điệu, Cận, Thợ, Đô và Tí Quạu. Sau lùm cây um tùm, Tí Vua vén một lỗ nhỏ nhìn thấy Tí Cô Nương mắt buồn hoen lệ... liền bước ra an ủi:
- Tí Cô Nương có chuyện buồn?
- Dạ không.
- Có gì không vui cô cứ nói cho già nghe. Biết đâu sẽ vơi được phiền não trong lòng.
Tí Cô Nương đinh ninh chỉ có Tí Vua với mình bèn tâm sự:
- Số là... số là...
- Là gì cô?
- Số là thời gian vừa qua, con có lên Net quen được Tí Chat. Hai người chuyện trò tâm đầu ý hợp, hứa hẹn biển trời. Nay Tí ấy... Tí ấy...
Tí Cô Nương thống thiết nhìn trời không nói thêm gì nữa... Tí Cận nghe thấu tâm tình..., cầm lòng không đậu bèn lên tiếng:
- Người đường hoàng như tớ lại không quen! Quen chi Tí " mèo mả gà đồng "!
Tí Quạu bất đắc dĩ phải tháp tùng các tí bực bội:
- Mèo mả gà đồng! Mèo mả gà đồng!
tí học trò :)
Gương mặt Tí Cô Nương bỗng tái xanh. Cô đứng dậy như một chiếc lò xo, nhắm hướng nhà của lão Gàmên lao vun vút... Các tí hoãng hồn đuổi theo chớp nhoáng. Bên bìa rừng, Tí Vua một mình đi đi lại lại, tay vuốt râu, tay vò trán, lẩm nhẩm dăm câu thần chú:
- Tí Chat... Chat Tí... Net thiệt Nẹt... Nẹt vì thiếu Net... Net rồi Nẹt... Nẹt... Nẹt...
tsttl.
(All images courtesy of http://www.smurf.com/ )
Mai nay ánh vàng mượt mà tơ trời trên khắp chốn gần xa. Tại ngôi làng của các Schtroumpfs, khí trời ấm áp, chim ca rộn ràng. Tí Cô Nương mở cửa bước ra vườn tưới hoa đôi mắt đỏ hoe... Tí Mơ Mộng vốn tơ tình Tí Cô Nương đã lâu bước đến bên rào lên tiếng vấn an:
- Cô Nương mạnh khoẻ?
- Vẫn thường thôi anh à!
- Mắt cô đỏ. Có cần thuốc nhỏ? Anh về nhà lấy ngay...
Tí Phá tình cờ đi qua đúng lúc Tí Mơ Mộng tỏ tình liền lên tiếng:
- Mắt cô đỏ. Có cần thuốc nhỏ? Anh về nhà lấy ngay... cây thần nỏ xỏ vào hang nhỏ chết luôn bầy thỏ...
Tí Cô Nương biết mình bị ghẹo, đặt bình nước tưới cây xuống, im lặng khóa cửa nhà, đi ra vườn sau đứng trầm ngâm một lát rồi mở cửa rào đi về phía bìa rừng... Tí Mơ Mộng biết Tí Phá chơi mình, quay lại định làm cho ra lẽ. Tí Phá đã bay biến tự lúc nào. Từ xa, Tí Thợ và Tí Đô chạy tới:
- Chúng tôi tìm gấp Tí Cô Nương. Anh có gặp cô ấy sáng nay?
Tí Mơ Mộng cúi đầu im lặng, chỉ tay về phía bìa rừng. Hai Tí Thợ và Đô nghe xong hấp tấp chạy như bay... Cạnh bìa rừng, dưới cội sung già, Tí Lười một mình đánh chén hết trơn nửa lít đế Gò Đen định lăn đùng ra ngủ bỗng nghe tiếng Tí Cô Nương nức nở:
- " Đừng bỏ em một mình! Đừng bỏ em một mình! Trời lạnh quá! Trời lạnh quá! Sao đành! ".
Tí Lười nghe lời than van của Tí Cô Nương bèn đứng lên đi tìm gốc cây khác đánh giấc mùa đông. Đúng lúc nầy. Tí Thợ và Tí Đô từ xa chạy đến. Tí Lười ra dấu im lặng, kéo tay hai bạn rời khỏi hiện trường, kể lể đôi câu. Lập tức, Tí Đô và Tí Thợ lao đầu chạy như bay về phía làng Schtroumpfs... Thời gian ước độ pha xong một ly ca phê filtre lớn, Tí Vua tìm đến cội sung già với các Tí Điệu, Cận, Thợ, Đô và Tí Quạu. Sau lùm cây um tùm, Tí Vua vén một lỗ nhỏ nhìn thấy Tí Cô Nương mắt buồn hoen lệ... liền bước ra an ủi:
- Tí Cô Nương có chuyện buồn?
- Dạ không.
- Có gì không vui cô cứ nói cho già nghe. Biết đâu sẽ vơi được phiền não trong lòng.
Tí Cô Nương đinh ninh chỉ có Tí Vua với mình bèn tâm sự:
- Số là... số là...
- Là gì cô?
- Số là thời gian vừa qua, con có lên Net quen được Tí Chat. Hai người chuyện trò tâm đầu ý hợp, hứa hẹn biển trời. Nay Tí ấy... Tí ấy...
Tí Cô Nương thống thiết nhìn trời không nói thêm gì nữa... Tí Cận nghe thấu tâm tình..., cầm lòng không đậu bèn lên tiếng:
- Người đường hoàng như tớ lại không quen! Quen chi Tí " mèo mả gà đồng "!
Tí Quạu bất đắc dĩ phải tháp tùng các tí bực bội:
- Mèo mả gà đồng! Mèo mả gà đồng!
Gương mặt Tí Cô Nương bỗng tái xanh. Cô đứng dậy như một chiếc lò xo, nhắm hướng nhà của lão Gàmên lao vun vút... Các tí hoãng hồn đuổi theo chớp nhoáng. Bên bìa rừng, Tí Vua một mình đi đi lại lại, tay vuốt râu, tay vò trán, lẩm nhẩm dăm câu thần chú:
- Tí Chat... Chat Tí... Net thiệt Nẹt... Nẹt vì thiếu Net... Net rồi Nẹt... Nẹt... Nẹt...
tsttl.
1.03.2006
Thân ái chào bạn!
Chào các bạn,
Tôi xin được tự giới thiệu là một "mạng nhân", lấy biệt danh là hoctro và góp mặt lần đầu trên thế giới ảo trên trang mạng dactrung.net từ năm 2001. Nhận thấy sự tiện lợi của một trang blog với việc làm chủ hoàn toàn nội dung cũng như hình thức trình bày của trang, Hoctro dự tính dùng blog này để chia xẻ những cảm xúc riêng về nhạc Phạm Duy, về cách làm một trang mạng với Blogger Beta, về cách thức "..." Blogger theo ý mình muốn (hiện nay tôi viết bằng Anh ngữ, nếu nhiều bạn thích "..." và cần bản dịch, tôi sẽ tìm thời gian để dịch ngược sang tiếng Việt,) v.v. và v.v.
Chúc bạn một ngày vui.
Thân ái,
Hoctro
Tôi xin được tự giới thiệu là một "mạng nhân", lấy biệt danh là hoctro và góp mặt lần đầu trên thế giới ảo trên trang mạng dactrung.net từ năm 2001. Nhận thấy sự tiện lợi của một trang blog với việc làm chủ hoàn toàn nội dung cũng như hình thức trình bày của trang, Hoctro dự tính dùng blog này để chia xẻ những cảm xúc riêng về nhạc Phạm Duy, về cách làm một trang mạng với Blogger Beta, về cách thức "..." Blogger theo ý mình muốn (hiện nay tôi viết bằng Anh ngữ, nếu nhiều bạn thích "..." và cần bản dịch, tôi sẽ tìm thời gian để dịch ngược sang tiếng Việt,) v.v. và v.v.
Chúc bạn một ngày vui.
Thân ái,
Hoctro
Subscribe to:
Posts (Atom)
Paul Mauriat và Raymond Lefevre: Liner Notes
Bạn, Google giúp ta rất nhiều: Cho ta Google Drive để có thể đem hình đã scan sẵn, rồi dùng kỹ thuật OCR chuyển thành text! Cho ta Google T...
-
Bạn, Lại thêm một năm trôi qua, tôi chẳng nghe hay khám phá gì được nhạc mới Việt cũng như Anh Pháp. Cũng có những ngôi sao chợt "xẹt...
-
Khi thưởng thức những nhạc phẩm dài hơi, với nhiều đoạn nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy như Khi Tôi Về (thơ Kim Tuấn), Mùa Xuân Yêu Em ...
-
Bạn thân mến, Trong một bài viết trước ( Những kỷ niệm về nhạc Paul Mauriat ) tôi đã có dịp nhắc đến người nhạc sĩ tài hoa, đa dạng của â...