Bạn,
Người ta hay nói câu "Hãy cho tôi biết anh đọc sách gì, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào." Tôi hay suy nghĩ về câu nói ấy, và thường định nghĩa gout nhạc của tôi là "Hãy cho tôi biết anh nghe loại nhạc gì, tôi sẽ cho anh biết gout nghe nhạc của anh."
Gần 1 năm nay tôi rất hay nghe nhạc của Paul Mauriat, nhất là trong giai đoạn 1965-1980, mà nhờ Internet tôi đã có thể định danh được bản nhạc nào thuộc về album gốc nào: http://www.grandorchestras.com/mauriat/albums/discography-visual.html
Trước khi "phát giác" ra trang web nói trên, tôi đã có hai "phát giác" ly kỳ khác về hai người hâm mộ nhạc của Paul, đó là BoyFromParis và một người khác người Taiwan có "bí danh" là o1160507. Hai nhân vật này đã upload gần hết các bài nhạc Paul soạn từ 1965->1971, và rải rác các tuyệt phẩm khác từ 1972 về sau. Gần đây do tự chế ra cách tự động hóa đem hết bài của một user về trang nhà làm của riêng, tôi đã đem chúng hết về đây để nghe "random" liên tục mỗi khi lên computer "lướt mạng" : http://hoctroviet.blogspot.com/p/paul-mauriat.html.
Do nghe nhiều bài nhạc mới và hay quá của Paul nên dạo này tôi phân vân, không biết tôi mê Paul Mauriat hay Raymond Lefevre hơn? Trước kia, tôi được một người anh họ xa "khai tuệ" cho tôi về Raymond Lefevre, anh thâu cho tôi khoảng 6,7 tape nhạc từ CD của anh để nghe, tôi nghe riết mấy tape nhạc đó "nhão" hết trơn. Tức nhất là có một bài thâu chỉ được có cái intro rồi tự nhiên bị "cắt cái rụp", không thể nào nghe hết bài được. Đó là vào khoảng năm 1995. Sau đó vài ba năm tôi đi chơi qua Pháp và mua được 9 compilations bằng CD của Raymond mỗi quyển giá cắt cổ 30USD (thời điểm 1996 - bây giờ 30$ vẫn còn quá mắc!), nhờ đó mà biết gần hết các tuyệt phẩm do Raymond hòa tấu. Nhưng gần đây thì phân vân quá! Không biết do trước đó nghe nhiều Raymond quá nên thấy hơi nhàm, nhưng tôi thấy giai đoạn 1965-1975, nhạc của Paul nghe hay hơn nhạc của Raymond hòa tấu cùng thời nhiều lắm.
Lịch sử nghe nhạc Paul của tôi thật ra lâu hơn nhạc Raymond rất nhiều. Có lẽ bắt đầu là văng vẳng từ hồi trước 75 nghe Love Story, A Time For Us chăng? Nghe từ những lần đi dạo phố với bố, tiếng nhạc vẳng ra đâu đó, hay lại thăm nhà người quen rồi nghe nhạc ké chăng? Bố tôi không mê loại nhạc này và không có thú sưu tầm nhạc, chỉ sưu tầm sách thôi. Mấy thứ này thì bị đốt hết sau cuộc dâu bể 75. Cho tới lúc lớn lên và bắt đầu có "ấn tượng" với Paul là do bài Alla Figaro, nhạc nền cho world Cup 86'. Lúc đó thì cũng chả biết tên, chỉ biết mỗi lần bật TV lên mà nghe nhạc là biết sắp "đá" rồi đó :-)
Ngoài ra, trong các chương trình phóng sự về đồng bằng sông Cửu Long, đài truyền hình Sg cũng hay phát nhạc nền mà không ghi credit là ai chơi, sau này nghe lại Paul mới biết xuất xứ. Mà mấy bản đó là do chính Paul sáng tác và hòa âm nghe, như là bài Minuetto, Adieu l' Été Adieu la Plage, và nhất là Nocturne và Petite Melodie.
Sau này (1986-1990), tôi vẫn không chú tâm vào việc nghe nhạc Paul, nhưng có biết và nghe những bài trong bộ ba Classic In the Air của ông. Nhờ bộ ba đó mà tôi biết và thích nhiều bản nhạc cổ điển như Prelude in C của Bach chẳng hạn. Tất nhiên là nghe bài này bây giờ không còn hay bằng nghe cổ điển "thật" nữa http://www.youtube.com/watch?v=0egJr6nvCQI, nhưng tôi vẫn khâm phục lẫn biết ơn Paul đã giới thiệu nhạc cổ điển cho giới trẻ bằng cách "classic made easy", "the idiot guide to classical music" này.
Ngoài ra tôi có quen một anh bạn chơi bass trong ban nhạc không chuyên xí nghiệp tôi làm, anh ta sau này mở quán bán nhạc thâu lại từ CD tàu viễn dương, anh có thâu tặng cho tôi vài CD trong bộ đĩa "The best of Paul Mauriat" hình như của Nhật hay Taiwan cho ấn hành.
Cùng thời gian này, nhạc ngoại đã được bày bán tràn lan và cho nghe tùm lum, nên tôi cũng nghe được nhiều bài hay do Paul hòa âm lại như The Winner Takes It All và Super Trouper của ABBA, Careless Whisper của Wham, v.v. Nghe để đó thôi vì vẫn còn thích nghe nhạc hát hơn là nghe nhạc hòa tấu.
Cùng thời gian đó, người chú của tôi cùng gia đình đi định cư Hoa Kỳ, ông tặng tôi bộ cassette trên 50 cuốn ông đã sưu tập, trong đó có khoảng 10 cuốn của Paul, tôi đem về nghe ngấu nghiến, và cám ơn ông thật nhiều.
Đến lượt tôi đi định cư Hoa Kỳ 1990, bẵng đi 1-2 năm đầu chưa có công ăn việc làm ổn định, nhưng khi đã có việc làm từ hãng mà tôi làm bấy lâu nay (và sắp kỷ niệm 20 năm làm việc với hãng!) , có tí tiền tiêu thì tôi hay mua tape thâu lại từ một quán băng trong khu Phước Lộc Thọ (nay chủ dã sang tên cho người khác). Chỗ này cũng do ông chú chỉ cho tôi! Người chủ rất sành nhạc, có một bàn riêng gồm toàn những băng nhạc cassette thâu lại nghe rất hay và rõ, giá 2USD một quyển, rất vừa túi tiền. Tôi nhớ có mua lai rai vài tape nhạc Paul mà không mang theo nổi khi định cư. Nhưng lúc này cũng là lúc tôi bắt đầu say mê với "nhạc vàng", những bản tình ca bất diệt của nền Tân nhạc Việt Nam hoàn toàn bị cấm nghe khi còn ở trong nước. Do nghe toàn nhạc ABBA, Bee Gees, nên tôi mù tít về Tân Nhạc, qua bên này thì hoàn toàn bị thôi miên bởi Asia, Thúy Nga Paris, cũng như nhạc từ các hãng sản xuất khác như Mây production, Khánh Hà production, và nhất là Diễm Xưa production. Nhưng đó lại là một chủ đề cho một bài hồi ức khác rồi ...
Khoảng 1993 trở đi là tôi đã bắt đầu có tiền và mua sắm CD. Ngoài nhạc Việt kể trên, lâu lâu tôi cũng mua được vài đĩa nhạc Pháp compilations trong khi Phước Lộc Thọ. Mua xong rồi phân vân lắm vì khi mang về nghe thì gần hết là các ca sĩ không biết tên, sau 1975, mà nghe thì cũng không thấy hay lắm, biết đâu rằng nghe nhạc Pháp phải nghe dầm nghe dề mới thấm, nhất là không hiểu tiếng Pháp trước kia như tôi thì càng ít thấm hơn. Cho đến gần đây khi việc tìm lời Pháp cho nhạc đã dễ dàng hơn nhờ có internet, tôi đã dần dà nghe và cảm lời nhạc Pháp, chứ không chỉ còn nghe và thích melodies không thôi nữa.
Trong một dịp đi xa nhà 1995 qua Houston tôi có tình cờ ghé thăm một tiệm sách Việt Nam song song với đường Bellaire, gần Beltway. Họ có bán đủ loại nhạc Pháp Mỹ Việt, và trang trọng trong một tủ kính riêng là những CD theo chủ đề của nhạc Paul Mauriat. Lúc đó thì tôi cũng chưa thiệt là fan của Paul, và cũng vì lý do mắc quá 30USD một đĩa khoảng 20 bài, nên tôi chẳng tậu về đĩa nào hết, mặc dầu rất tiếc sau này không có dịp mua lại nữa. Lý do chính tại sao mắc, là vì các CD trước 1980, hình như công ty nào đó (JVC?) của Nhật đã mua trọn bản quyền, và họ không chuyển qua CD từng LP gốc (ở thời điểm đó), trái lại họ gom các bài nhạc vào theo từng chủ đề rồi bán từng dĩa 20 bài một dĩa. Họ bán giá rất mắc và rất khó mua. Bạn nào thử lên amazon bây giờ sẽ thấy ngay. Nếu compilation từ Nhật, ít nhất phải là 30USD một CD.
Thế nhưng mỗi khi trong Phước Lộc Thọ có CD mới nào của Paul Mauriat tôi đều mua ngay, tôi còn giữ được những CD từ 1992 trở về sau mua gốc, như Best of France, Nostaljazz, v.v. cũng như mua lại các CD chỉ nghe tape trước kia như Nagekidori, Classic In the Air Vol 1, 2, 3, v.v.
Từ hồi chuyển qua làm blog tiếng Việt thường xuyên cách đây một năm rưỡi, nhất là sau khi tìm ra cái webpage do các super fans của Paul Mauriat làm ra, tôi thực sự say mê nghe nhạc Paul Mauriat, nhất là giai đoạn từ 1965 đến 1975. Mỗi năm, theo như danh sách các đĩa nhạc, ông đều đặn cho ra mắt từ năm đến sáu đĩa LP như vậy. Sức sáng tạo quả thật ghê hồn, chưa hề thấy. Điều thích nhất là ông tìm ra những bản hay nhất của nhạc Pháp lẫn nhạc Âu Mỹ rồi làm hòa âm lại, do đó bổ túc những kiến thức về nhạc Mỹ Pháp cho tôi trong khoảng thời gian quá nhỏ từ -1 tới 9 tuổi này của tôi.
Để nói về tài nghệ hòa âm trong giai đoạn này thì kể hoài chắc cũng không bao giờ hết, nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điểm, đó là sự sáng sủa và tân thời trong cách hòa âm. Khi nghe, không ai nghĩ những bài nhạc này được viết ở thập niên 60. Có những bài giai đoạn sau (66-70) của the Beatles, cách hòa âm cũng chẳng nổi bật hơn cách hòa âm của Paul cùng thời kỳ là mấy. Mỗi bài nhạc, Paul lấy ra cái tinh túy của bài đó, rồi đem cái chất Paul vào, hòa âm phối khí vào cho nó lộng lẫy hơn, trau chuốt hơn. Thí dụ như bài Même si tu revenais, tiếng piano trầm giai điệu chính làm giai điệu quyến rũ hơn, trong khi câu vuốt appergiated piano đoạn 2 sau mỗi câu lại làm câu nhạc chính hay một cách khác đi. Cách viết dàn string cũng tuyệt cú mèo, khi thì thở than, khi thì tạo bè với giai điệu chính. Bài phối này theo tôi hay hơn nhiều so với bản nhạc hòa âm gốc do Claude Francois trình bày.
Trước kia, tôi nghe thật nhiều các bản nhạc của giai đoạn sau của dòng nhạc Paul Mauriat, từ khoảng dĩa Nagekidori trở đi, và tưởng mình đã biết hết nhạc Paul, nay may nhờ có trang web không chính thức mới biết mình đúng là cóc ngồi đáy giếng! Nhờ có hai người bạn BoyfromParis và anh "bí số" nên mới được tỏ tường thêm một mớ 500-600 bài nhạc khác! Tôi cũng rất hy vọng có ngày sẽ được đặt mua phần nào collection này bằng CD. Tôi có tìm ra chỗ bán bên Nhật qua internet nhưng tiếc rằng hàng hiếm đã "out of print". Thôi thì cứ lâu lâu check một lần coi họ có in trở lại chưa. Tất nhiên đi lòng vòng trên mạng thì cũng kiếm ra những bài nhạc người ta upload "lậu", nhưng tôi thích nghe nhạc gốc từ CD do túi tiền bỏ ra, vì tôi biết tôi sẽ giữ những CD quý này làm sưu tầm, và tôi cũng tôn trọng luật tác quyền. Tiếc cái là người Nhật họ khôn quá, mua hết bản quyền nhạc của Paul, Raymond, rồi lâu lâu in lại compilations với giá mắc, thay vì remastered lại các LP gốc như các nhóm ABBA, The Beatles đã làm.
Trong khi chờ đợi giá cả xuống bớt để những người yêu nhạc Paul Mauriat khắp thế giới được nhờ, thôi thì mời bạn nghe trong trang của tôi vậy, cũng đầy đủ các bài nhạc Paul Mauriat trong giai đoạn sung sức nhất của ông là 1965-1975. Tôi sẽ ráng tìm thời gian tìm và "lắp" tiếp các bài nhạc trên YouTube còn thiếu để trang có thể minh họa đầy đủ hơn sức sáng tạo của maestro Paul Mauriat.
http://hoctroviet.blogspot.com/p/paul-mauriat.html
Trở lại với câu hỏi đầu, "Hãy cho tôi biết anh nghe loại nhạc gì, tôi sẽ cho anh biết gout nghe nhạc của anh", tôi có thể khẳng định tôi là người mê nghe nhạc hòa tấu Paul Mauriat, mặc ai khen chê là loại nhạc "easy listening". blah blah blah. Tôi có thử nghe nhạc cổ điển, nhưng chỉ có mê mỗi một ông Bach mà thôi, Chopin tôi có thu thập đầy đủ nhưng nghe cũng không thấy cảm dài lâu. Có lẽ là vì các ông ấy đã quá xa xưa, không còn liên hệ gì tới thời nay nữa, trong khi nghe nhạc Paul tôi cảm thấy thật gần gũi, an ủi, làm tâm lắng đọng lại mỗi khi làm việc mệt nhọc. Nếu tôi còn trẻ, có lẽ tôi sẽ học cách viết nhạc trên computer như Cubase chẳng hạn rồi ráng nghe từng track Paul và đánh lại và làm thành bài, chắc là thú lắm và gia tăng nội công làm hòa âm nhiều lắm. Nhưng thôi, còn nợ cơm áo cũng như gia đình con cái, nghe nhạc không thôi cũng đủ "khoái tỉ" rồi. Tôi đang cho cháu bé 4 tuổi mấy của tôi đi học nhạc hệ thống Yamaha, hy vọng sau này nó cũng khoái nhạc như tía nó, nhất là nhạc Paul Mauriat thì còn gì thích hơn. Giờ thì nó chỉ biết nốt DO nằm ở chỗ nào trên piano cũng như trên khuôn nhạc thôi, vậy chắc còn lâu lắm nó mới chơi được nhạc Paul trên piano, hì hì.Vậy mà anh ta cũng khoái phá keyboards của daddy lắm, hihi ...
Bài viết đã khá dài, tạm đầy đủ về niềm đam mê nghe nhạc Paul Mauriat của tôi, hy vọng bạn không cảm thấy nhàm. Cám ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết.
Thân ái chào bạn.
Học Trò
Tiểu Saigòn
8 April 2011
***
Mời bạn xem tiếp bài 2 và 3:
http://hoctroviet.blogspot.com/2010/02/paul-mauriat-nguoi-giu-gin-niem-vui.html
http://hoctroviet.blogspot.com/2014/12/nhung-cam-nhan-tiep-noi-ve-nhac-paul.html
Người ta hay nói câu "Hãy cho tôi biết anh đọc sách gì, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào." Tôi hay suy nghĩ về câu nói ấy, và thường định nghĩa gout nhạc của tôi là "Hãy cho tôi biết anh nghe loại nhạc gì, tôi sẽ cho anh biết gout nghe nhạc của anh."
Gần 1 năm nay tôi rất hay nghe nhạc của Paul Mauriat, nhất là trong giai đoạn 1965-1980, mà nhờ Internet tôi đã có thể định danh được bản nhạc nào thuộc về album gốc nào: http://www.grandorchestras.com/mauriat/albums/discography-visual.html
Trước khi "phát giác" ra trang web nói trên, tôi đã có hai "phát giác" ly kỳ khác về hai người hâm mộ nhạc của Paul, đó là BoyFromParis và một người khác người Taiwan có "bí danh" là o1160507. Hai nhân vật này đã upload gần hết các bài nhạc Paul soạn từ 1965->1971, và rải rác các tuyệt phẩm khác từ 1972 về sau. Gần đây do tự chế ra cách tự động hóa đem hết bài của một user về trang nhà làm của riêng, tôi đã đem chúng hết về đây để nghe "random" liên tục mỗi khi lên computer "lướt mạng" : http://hoctroviet.blogspot.com/p/paul-mauriat.html.
Do nghe nhiều bài nhạc mới và hay quá của Paul nên dạo này tôi phân vân, không biết tôi mê Paul Mauriat hay Raymond Lefevre hơn? Trước kia, tôi được một người anh họ xa "khai tuệ" cho tôi về Raymond Lefevre, anh thâu cho tôi khoảng 6,7 tape nhạc từ CD của anh để nghe, tôi nghe riết mấy tape nhạc đó "nhão" hết trơn. Tức nhất là có một bài thâu chỉ được có cái intro rồi tự nhiên bị "cắt cái rụp", không thể nào nghe hết bài được. Đó là vào khoảng năm 1995. Sau đó vài ba năm tôi đi chơi qua Pháp và mua được 9 compilations bằng CD của Raymond mỗi quyển giá cắt cổ 30USD (thời điểm 1996 - bây giờ 30$ vẫn còn quá mắc!), nhờ đó mà biết gần hết các tuyệt phẩm do Raymond hòa tấu. Nhưng gần đây thì phân vân quá! Không biết do trước đó nghe nhiều Raymond quá nên thấy hơi nhàm, nhưng tôi thấy giai đoạn 1965-1975, nhạc của Paul nghe hay hơn nhạc của Raymond hòa tấu cùng thời nhiều lắm.
(9 CD's Raymond Lefevre, khoảng 180+ bài hay nhất của ban nhạc)
Lịch sử nghe nhạc Paul của tôi thật ra lâu hơn nhạc Raymond rất nhiều. Có lẽ bắt đầu là văng vẳng từ hồi trước 75 nghe Love Story, A Time For Us chăng? Nghe từ những lần đi dạo phố với bố, tiếng nhạc vẳng ra đâu đó, hay lại thăm nhà người quen rồi nghe nhạc ké chăng? Bố tôi không mê loại nhạc này và không có thú sưu tầm nhạc, chỉ sưu tầm sách thôi. Mấy thứ này thì bị đốt hết sau cuộc dâu bể 75. Cho tới lúc lớn lên và bắt đầu có "ấn tượng" với Paul là do bài Alla Figaro, nhạc nền cho world Cup 86'. Lúc đó thì cũng chả biết tên, chỉ biết mỗi lần bật TV lên mà nghe nhạc là biết sắp "đá" rồi đó :-)
Ngoài ra, trong các chương trình phóng sự về đồng bằng sông Cửu Long, đài truyền hình Sg cũng hay phát nhạc nền mà không ghi credit là ai chơi, sau này nghe lại Paul mới biết xuất xứ. Mà mấy bản đó là do chính Paul sáng tác và hòa âm nghe, như là bài Minuetto, Adieu l' Été Adieu la Plage, và nhất là Nocturne và Petite Melodie.
Sau này (1986-1990), tôi vẫn không chú tâm vào việc nghe nhạc Paul, nhưng có biết và nghe những bài trong bộ ba Classic In the Air của ông. Nhờ bộ ba đó mà tôi biết và thích nhiều bản nhạc cổ điển như Prelude in C của Bach chẳng hạn. Tất nhiên là nghe bài này bây giờ không còn hay bằng nghe cổ điển "thật" nữa http://www.youtube.com/watch?v=0egJr6nvCQI, nhưng tôi vẫn khâm phục lẫn biết ơn Paul đã giới thiệu nhạc cổ điển cho giới trẻ bằng cách "classic made easy", "the idiot guide to classical music" này.
Ngoài ra tôi có quen một anh bạn chơi bass trong ban nhạc không chuyên xí nghiệp tôi làm, anh ta sau này mở quán bán nhạc thâu lại từ CD tàu viễn dương, anh có thâu tặng cho tôi vài CD trong bộ đĩa "The best of Paul Mauriat" hình như của Nhật hay Taiwan cho ấn hành.
Cùng thời gian này, nhạc ngoại đã được bày bán tràn lan và cho nghe tùm lum, nên tôi cũng nghe được nhiều bài hay do Paul hòa âm lại như The Winner Takes It All và Super Trouper của ABBA, Careless Whisper của Wham, v.v. Nghe để đó thôi vì vẫn còn thích nghe nhạc hát hơn là nghe nhạc hòa tấu.
Cùng thời gian đó, người chú của tôi cùng gia đình đi định cư Hoa Kỳ, ông tặng tôi bộ cassette trên 50 cuốn ông đã sưu tập, trong đó có khoảng 10 cuốn của Paul, tôi đem về nghe ngấu nghiến, và cám ơn ông thật nhiều.
Đến lượt tôi đi định cư Hoa Kỳ 1990, bẵng đi 1-2 năm đầu chưa có công ăn việc làm ổn định, nhưng khi đã có việc làm từ hãng mà tôi làm bấy lâu nay (và sắp kỷ niệm 20 năm làm việc với hãng!) , có tí tiền tiêu thì tôi hay mua tape thâu lại từ một quán băng trong khu Phước Lộc Thọ (nay chủ dã sang tên cho người khác). Chỗ này cũng do ông chú chỉ cho tôi! Người chủ rất sành nhạc, có một bàn riêng gồm toàn những băng nhạc cassette thâu lại nghe rất hay và rõ, giá 2USD một quyển, rất vừa túi tiền. Tôi nhớ có mua lai rai vài tape nhạc Paul mà không mang theo nổi khi định cư. Nhưng lúc này cũng là lúc tôi bắt đầu say mê với "nhạc vàng", những bản tình ca bất diệt của nền Tân nhạc Việt Nam hoàn toàn bị cấm nghe khi còn ở trong nước. Do nghe toàn nhạc ABBA, Bee Gees, nên tôi mù tít về Tân Nhạc, qua bên này thì hoàn toàn bị thôi miên bởi Asia, Thúy Nga Paris, cũng như nhạc từ các hãng sản xuất khác như Mây production, Khánh Hà production, và nhất là Diễm Xưa production. Nhưng đó lại là một chủ đề cho một bài hồi ức khác rồi ...
Khoảng 1993 trở đi là tôi đã bắt đầu có tiền và mua sắm CD. Ngoài nhạc Việt kể trên, lâu lâu tôi cũng mua được vài đĩa nhạc Pháp compilations trong khi Phước Lộc Thọ. Mua xong rồi phân vân lắm vì khi mang về nghe thì gần hết là các ca sĩ không biết tên, sau 1975, mà nghe thì cũng không thấy hay lắm, biết đâu rằng nghe nhạc Pháp phải nghe dầm nghe dề mới thấm, nhất là không hiểu tiếng Pháp trước kia như tôi thì càng ít thấm hơn. Cho đến gần đây khi việc tìm lời Pháp cho nhạc đã dễ dàng hơn nhờ có internet, tôi đã dần dà nghe và cảm lời nhạc Pháp, chứ không chỉ còn nghe và thích melodies không thôi nữa.
Trong một dịp đi xa nhà 1995 qua Houston tôi có tình cờ ghé thăm một tiệm sách Việt Nam song song với đường Bellaire, gần Beltway. Họ có bán đủ loại nhạc Pháp Mỹ Việt, và trang trọng trong một tủ kính riêng là những CD theo chủ đề của nhạc Paul Mauriat. Lúc đó thì tôi cũng chưa thiệt là fan của Paul, và cũng vì lý do mắc quá 30USD một đĩa khoảng 20 bài, nên tôi chẳng tậu về đĩa nào hết, mặc dầu rất tiếc sau này không có dịp mua lại nữa. Lý do chính tại sao mắc, là vì các CD trước 1980, hình như công ty nào đó (JVC?) của Nhật đã mua trọn bản quyền, và họ không chuyển qua CD từng LP gốc (ở thời điểm đó), trái lại họ gom các bài nhạc vào theo từng chủ đề rồi bán từng dĩa 20 bài một dĩa. Họ bán giá rất mắc và rất khó mua. Bạn nào thử lên amazon bây giờ sẽ thấy ngay. Nếu compilation từ Nhật, ít nhất phải là 30USD một CD.
Thế nhưng mỗi khi trong Phước Lộc Thọ có CD mới nào của Paul Mauriat tôi đều mua ngay, tôi còn giữ được những CD từ 1992 trở về sau mua gốc, như Best of France, Nostaljazz, v.v. cũng như mua lại các CD chỉ nghe tape trước kia như Nagekidori, Classic In the Air Vol 1, 2, 3, v.v.
Bộ sưu tập Paul Mauriat của tôi, đa số là đĩa sau 1984, và vài compilations. Tổng cộng trên dưới 190 bài (trung bình 10 bài/đĩa) Không có đĩa nào trước 1983. Paul Mauriat hòa tấu trên 1000 bài!
Từ hồi chuyển qua làm blog tiếng Việt thường xuyên cách đây một năm rưỡi, nhất là sau khi tìm ra cái webpage do các super fans của Paul Mauriat làm ra, tôi thực sự say mê nghe nhạc Paul Mauriat, nhất là giai đoạn từ 1965 đến 1975. Mỗi năm, theo như danh sách các đĩa nhạc, ông đều đặn cho ra mắt từ năm đến sáu đĩa LP như vậy. Sức sáng tạo quả thật ghê hồn, chưa hề thấy. Điều thích nhất là ông tìm ra những bản hay nhất của nhạc Pháp lẫn nhạc Âu Mỹ rồi làm hòa âm lại, do đó bổ túc những kiến thức về nhạc Mỹ Pháp cho tôi trong khoảng thời gian quá nhỏ từ -1 tới 9 tuổi này của tôi.
Để nói về tài nghệ hòa âm trong giai đoạn này thì kể hoài chắc cũng không bao giờ hết, nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điểm, đó là sự sáng sủa và tân thời trong cách hòa âm. Khi nghe, không ai nghĩ những bài nhạc này được viết ở thập niên 60. Có những bài giai đoạn sau (66-70) của the Beatles, cách hòa âm cũng chẳng nổi bật hơn cách hòa âm của Paul cùng thời kỳ là mấy. Mỗi bài nhạc, Paul lấy ra cái tinh túy của bài đó, rồi đem cái chất Paul vào, hòa âm phối khí vào cho nó lộng lẫy hơn, trau chuốt hơn. Thí dụ như bài Même si tu revenais, tiếng piano trầm giai điệu chính làm giai điệu quyến rũ hơn, trong khi câu vuốt appergiated piano đoạn 2 sau mỗi câu lại làm câu nhạc chính hay một cách khác đi. Cách viết dàn string cũng tuyệt cú mèo, khi thì thở than, khi thì tạo bè với giai điệu chính. Bài phối này theo tôi hay hơn nhiều so với bản nhạc hòa âm gốc do Claude Francois trình bày.
Trước kia, tôi nghe thật nhiều các bản nhạc của giai đoạn sau của dòng nhạc Paul Mauriat, từ khoảng dĩa Nagekidori trở đi, và tưởng mình đã biết hết nhạc Paul, nay may nhờ có trang web không chính thức mới biết mình đúng là cóc ngồi đáy giếng! Nhờ có hai người bạn BoyfromParis và anh "bí số" nên mới được tỏ tường thêm một mớ 500-600 bài nhạc khác! Tôi cũng rất hy vọng có ngày sẽ được đặt mua phần nào collection này bằng CD. Tôi có tìm ra chỗ bán bên Nhật qua internet nhưng tiếc rằng hàng hiếm đã "out of print". Thôi thì cứ lâu lâu check một lần coi họ có in trở lại chưa. Tất nhiên đi lòng vòng trên mạng thì cũng kiếm ra những bài nhạc người ta upload "lậu", nhưng tôi thích nghe nhạc gốc từ CD do túi tiền bỏ ra, vì tôi biết tôi sẽ giữ những CD quý này làm sưu tầm, và tôi cũng tôn trọng luật tác quyền. Tiếc cái là người Nhật họ khôn quá, mua hết bản quyền nhạc của Paul, Raymond, rồi lâu lâu in lại compilations với giá mắc, thay vì remastered lại các LP gốc như các nhóm ABBA, The Beatles đã làm.
Trong khi chờ đợi giá cả xuống bớt để những người yêu nhạc Paul Mauriat khắp thế giới được nhờ, thôi thì mời bạn nghe trong trang của tôi vậy, cũng đầy đủ các bài nhạc Paul Mauriat trong giai đoạn sung sức nhất của ông là 1965-1975. Tôi sẽ ráng tìm thời gian tìm và "lắp" tiếp các bài nhạc trên YouTube còn thiếu để trang có thể minh họa đầy đủ hơn sức sáng tạo của maestro Paul Mauriat.
http://hoctroviet.blogspot.com/p/paul-mauriat.html
Trở lại với câu hỏi đầu, "Hãy cho tôi biết anh nghe loại nhạc gì, tôi sẽ cho anh biết gout nghe nhạc của anh", tôi có thể khẳng định tôi là người mê nghe nhạc hòa tấu Paul Mauriat, mặc ai khen chê là loại nhạc "easy listening". blah blah blah. Tôi có thử nghe nhạc cổ điển, nhưng chỉ có mê mỗi một ông Bach mà thôi, Chopin tôi có thu thập đầy đủ nhưng nghe cũng không thấy cảm dài lâu. Có lẽ là vì các ông ấy đã quá xa xưa, không còn liên hệ gì tới thời nay nữa, trong khi nghe nhạc Paul tôi cảm thấy thật gần gũi, an ủi, làm tâm lắng đọng lại mỗi khi làm việc mệt nhọc. Nếu tôi còn trẻ, có lẽ tôi sẽ học cách viết nhạc trên computer như Cubase chẳng hạn rồi ráng nghe từng track Paul và đánh lại và làm thành bài, chắc là thú lắm và gia tăng nội công làm hòa âm nhiều lắm. Nhưng thôi, còn nợ cơm áo cũng như gia đình con cái, nghe nhạc không thôi cũng đủ "khoái tỉ" rồi. Tôi đang cho cháu bé 4 tuổi mấy của tôi đi học nhạc hệ thống Yamaha, hy vọng sau này nó cũng khoái nhạc như tía nó, nhất là nhạc Paul Mauriat thì còn gì thích hơn. Giờ thì nó chỉ biết nốt DO nằm ở chỗ nào trên piano cũng như trên khuôn nhạc thôi, vậy chắc còn lâu lắm nó mới chơi được nhạc Paul trên piano, hì hì.Vậy mà anh ta cũng khoái phá keyboards của daddy lắm, hihi ...
Bài viết đã khá dài, tạm đầy đủ về niềm đam mê nghe nhạc Paul Mauriat của tôi, hy vọng bạn không cảm thấy nhàm. Cám ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết.
Thân ái chào bạn.
Học Trò
Tiểu Saigòn
8 April 2011
***
Mời bạn xem tiếp bài 2 và 3:
http://hoctroviet.blogspot.com/2010/02/paul-mauriat-nguoi-giu-gin-niem-vui.html
http://hoctroviet.blogspot.com/2014/12/nhung-cam-nhan-tiep-noi-ve-nhac-paul.html