Đã có một lần, tôi với em,
Đừng quên nhé một thời, tôi với em.
Từ khi xa em, xa rất xa,
Tôi cảm thấy như tôi đã đánh mất chính tôi,
Và tôi luôn nghĩ tới em.
Em chỉ cách xa tôi sáu múi giờ thôi,
Còn tôi cách xa em hàng mấy năm trời, em ở tận nơi xa ấy
Sự khác biệt có chăng, là sự im lặng đôi khi tôi cảm thấy tận đáy lòng ...
(Dịch thoát phần đầu nhạc phẩm Lettre à France,
nhạc Michel Polnareff, lời Jean-Loup Dabadie)
Với những lời ca bàng bạc nhớ thương, với lối nhân cách hóa nước Pháp như một người tình, ca nhạc sĩ Michel Polnareff đã đưa người nghe - nhất là những kẻ xa quê hương như tôi - vào một không gian của một Lá Thư gửi nước Pháp, chứa chan những kỷ niệm vui buồn. Tôi biết đến Michel Polnareff trước đây chỉ qua vài ba bài nhạc hay nhất của ông, đó là Love Me, Please Love Me, rồi Holidays, Lettre à France và sau cùng là Goodbye Marylou. Riêng Lettre à France tôi chỉ nghe qua hai ban nhạc hòa tấu Paul Mauriat và Raymond Lefèvre, nên không có dịp tìm hiểu lời ca. Thế rồi, trong một dịp gần đây, với lòng quyết chí tìm hiểu nguồn gốc của những bài nhạc tuyển Pháp quốc, tôi đã “phát hiện” ra Michel Polnareff, tìm cách nghe phần lớn các nhạc phẩm cùng xem những video về ông trên YouTube, cũng như đặt mua các CD nhạc và những quyển sách liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông.
Đừng quên nhé một thời, tôi với em.
Từ khi xa em, xa rất xa,
Tôi cảm thấy như tôi đã đánh mất chính tôi,
Và tôi luôn nghĩ tới em.
Em chỉ cách xa tôi sáu múi giờ thôi,
Còn tôi cách xa em hàng mấy năm trời, em ở tận nơi xa ấy
Sự khác biệt có chăng, là sự im lặng đôi khi tôi cảm thấy tận đáy lòng ...
(Dịch thoát phần đầu nhạc phẩm Lettre à France,
nhạc Michel Polnareff, lời Jean-Loup Dabadie)
Với những lời ca bàng bạc nhớ thương, với lối nhân cách hóa nước Pháp như một người tình, ca nhạc sĩ Michel Polnareff đã đưa người nghe - nhất là những kẻ xa quê hương như tôi - vào một không gian của một Lá Thư gửi nước Pháp, chứa chan những kỷ niệm vui buồn. Tôi biết đến Michel Polnareff trước đây chỉ qua vài ba bài nhạc hay nhất của ông, đó là Love Me, Please Love Me, rồi Holidays, Lettre à France và sau cùng là Goodbye Marylou. Riêng Lettre à France tôi chỉ nghe qua hai ban nhạc hòa tấu Paul Mauriat và Raymond Lefèvre, nên không có dịp tìm hiểu lời ca. Thế rồi, trong một dịp gần đây, với lòng quyết chí tìm hiểu nguồn gốc của những bài nhạc tuyển Pháp quốc, tôi đã “phát hiện” ra Michel Polnareff, tìm cách nghe phần lớn các nhạc phẩm cùng xem những video về ông trên YouTube, cũng như đặt mua các CD nhạc và những quyển sách liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông.