12.28.2019

Cấu trúc nhạc trong dòng nhạc Phạm Duy



Bạn đọc thân mến, chắc đôi khi bạn có đặt câu hỏi những yếu tố nào đã tạo nên từng cá tính riêng của từng dòng nhạc? Tại sao dòng nhạc Từ Công Phụng lại rất da diết nhưng lãng đãng, rồi dòng nhạc Lê Uyên Phương nồng nàn, say đắm, Trịnh Công Sơn với ca từ bóng bẩy nhưng đơn giản về phần nhạc, v.v.? Từ khi tôi bước chân vào con đường tìm hiểu nhạc thuật của các vị trên, tôi luôn luôn có băn khoăn đó. Đại khái tôi hiểu là mỗi nhạc sĩ đều có một lối sáng tác riêng trong cách đặt ca từ, cách khai triển nhạc đề, sử dụng tiết tấu, cách tạo dòng chảy hợp âm, tạo đỉnh điểm, do đó tạo nên dòng nhạc riêng biệt (style hay signature) của mỗi vị. Nếu xét riêng về dòng nhạc Phạm Duy, tôi để ý thấy có một vài điểm chung và xuyên suốt trong các nhạc phẩm của ông, làm giai điệu trong nhạc của ông như có một cái nền xi-măng vững chắc để xây cột xây tường, xây lầu cao gác tía. Đó là cách tạo dựng phiên khúc, cách phát triển một đoạn nhạc từ một hay nhiều nhạc đề, cùng cách dùng nhạc đề để tạo điệp khúc. Mời bạn cùng tôi lần lượt điểm qua ba yếu tố này.


12.10.2019

Thử tìm mẫu số chung qua bốn bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Trong một bài viết được sưu tầm trên liên mạng, người viết bài này được đọc những nhận xét của nhạc sĩ Cung Tiến viết về về nhạc thuật của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (PDC), có đoạn như sau:

“Riêng về chất liệu và kỹ thuật tạo nhạc thanh của Chương, thì có thể nói rằng thế giới của anh đã hết rồi cái ám ảnh “ngũ cung”, mà là thế giới chói chang của thang âm bảy nốt Tây phương không ngỡ ngàng, của điệu thức trưởng/thứ (major/minor modes) Tây phương không ngượng ngập, với những hợp âm quãng ba (tertian chords) là những viên gạch xây cất, với chủ âm tính (tonality) đóng vai đạo diễn, và với bậc thứ âm trên thang âm đóng vai đổi phông, thay cảnh (“chuyển giọng” hay“chuyển khóa”-modulation). Cung cách chuyển giọng của anh, vì thế, cũng rất là hiền lành và “cổ điển”: công thức cơ bản của nhạc chủ âm (tonal music), đơn và thuần vậỵ…”  (Trích “Cánh bướm mộng”- nhạc sĩ Cung Tiến viết.)

Nguồn: trang nhà http://cothommagazine.com



Quả là vậy, khi xem xét các bài nhạc như “Người đi qua đời tôi”, “Nửa hồn thương đau”, v.v chúng ta thấy nhạc sĩ PDC sử dụng rất nhiều quãng ba, quãng bốn trở lên trong nhạc của ông. Thí dụ như “người đi qua đời tôi” là Do Sol Sol Mi Sol (1 5 5 3 5) là một biến thể rải của hợp âm Do thứ, hay là “nhắm mắt, cho tôi tìm một thoáng hương xưa” ( Sí Sí, Sol Mi Sì Mi Sí La La) là một thể rải của hợp âm Mi thứ (Em) trước khi chuyển qua nốt La của hợp âm La thứ (Am). Có khác chăng là ns PDC đã – như lời ns Cung Tiến giải thích – rải một cách “chói chang”, “không ngượng ngập”, đi liền từ Sí xuống Si một quãng tám rồi lại trở lại Sí, trong cùng một câu nhạc (phrase). Quả là nhạc ông đã ra khỏi sự bó buộc của ngũ cung năm nốt, của quy tắc viết nhạc không quá quãng năm trong cùng câu nhạc.

Google Translate!!!

Từ một hình ảnh bìa sau một dĩa nhạc, tiếng Anh: Sau khi "drop" nó vào Google Translate thì nó sửa hình rồi điền vào chữ Việt!!!! ...