12.29.2018

Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn


Bất kể nhạc đề đơn giản hay phức tạp, hoặc có ít hay nhiều nét đặc trưng,
ấn tượng sau cùng của một khúc điệu không lệ thuộc vào hình dáng sơ khai,
mà vào cách xử lý và phát triển của nhạc đề ấy.
Arnold Schoenberg
 
 
Chẳng biết từ bao lâu rồi, tôi rất muốn sáng tác cho được một bản nhạc. Tôi đi tìm sách nhạc để học, nghe nhạc, thậm chí mon men phân tích nhạc, mục đích cũng là để nắm vững hoàn toàn cách viết một bài nhạc chỉnh chu.
 
Vậy mà tôi vẫn chưa tìm ra, cho đến một ngày đẹp trời tháng Mười Hai năm nay (2018), khi cầm trong tay quyển “Những căn bản soạn nhạc” (Fundamentals of Musical Composition – FMC) của ông Arnold Schoenberg.  Ông là giảng sư của hai đại học danh tiếng UCLA và USC của Hoa Kỳ trong những năm trước và sau Thế chiến thứ Hai. Tôi đọc đi đọc lại chỉ riêng có 30 trang đầu mà đã rất thú vị với cách hành văn của ông, chúng thật cô đọng và sâu sắc. Ông chỉ ra một lề lối sáng tác nhạc cùng những lời khuyên bảo thật hữu ích.
 
Tôi bèn làm một bảng phân loại, chọn ra ba mươi sáu ca khúc Trịnh Công Sơn mà tôi yêu thích bấy lâu rồi áp dụng những quy tắc sáng tác trong sách FMC để đối chiếu và tìm hiểu. Thiển nghĩ các dòng nhạc khác như Phạm Duy, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, v.v.  chắc hẳn cũng sẽ theo những quy tắc sẽ đề cập trong tiểu luận, nhưng với cách xử lý và phát triển nhạc và ca từ riêng của mỗi người.
 
 

12.20.2018

CD mới: "The Carpenters with the Royal Philharmonic Orchestra" - Cuối năm, nghe lại nhạc Carpenters

Bạn,

Một tình cờ đã giúp tôi mua được CD mới ra lò với tựa đề: "The Carpenters with the Royal Philharmonic Orchestra".

Có lẽ đây là lần đầu mua được CD của một ban nhạc nổi tiếng mình thích, ngay lúc họ ra đĩa! Lần cuối The Carpenters ra đĩa là đã gần 40 năm trước (1981), nếu không tính những compilations của họ. Khi đó thì còn mài đũng quần cuối cấp 2 ở Saigon, có lẽ khi ấy chỉ biết bài nổi tiếng nhất của họ, là Yesterday Once More, với lời Việt "Nhớ thương ngày tháng qua" , dĩ nhiên, chứ tiếng Anh tiếng em chả biết chữ nào hết.

5.22.2018

Michel Legrand - Hè '42 và những tản mạn


Bạn,

Đây là lần thứ ba tôi viết những cảm nghĩ ngắn về một nhạc sĩ lẫy lừng của Pháp quốc, đó là ông Michel Legrand. Viết tản mạn thôi, có gì viết nấy, hy vọng sau một tháng sẽ có một bài đủ dài để gom lại thành một bài viết có dàn bài đầy đủ.

Tôi nghe nhạc ông Legrand liên tục từ hai tháng qua, nhưng một tuần nay thì nghe hoài bài "Summer of '42". Nghe những biến thể khác nhau trên YouTube, coi phim, xem hồi ký của ông, mua sách "Summer of 42", DVD, và sưu tầm những chi tiết chung quanh cuộc đời của nữ diễn viên Jennifer O' Neill,và các cuộc phỏng vấn chung quanh bài hát. Có hai YouTube videos tôi thích nhất:

2.09.2018

Nghe CD "Giọt Lệ Cho Ngàn Sau" với 10 tình khúc của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Bạn,

Sau một thời gian lan man nghe dòng nhạc Pháp và nhạc hòa tấu Raymond Lefèvre, tôi tìm về lại nhạc Việt, nói rõ hơn là nghe lại CD "Giọt Lệ Cho Ngàn Sau" với 10 tình khúc của nhạc sĩ Từ Công Phụng.


1.02.2018

Chúc Mừng Năm Mới 2018 với bài viết mới: Sự hình thành và phát triển nhạc Pháp đầu thập niên 1960

Bạn mến,
 
Đầu năm mới, tôi xin được chúc bạn và người thân một năm nhiều sức khỏe và niềm vui, phát tài phát lộc. Tôi có viết một bài mới về sự hình thành nhạc Pháp những năm đầu 1960, mời bạn cùng xem.
 
 

***

Một link khác về nhạc Pháp:

http://education.lehall.com/on_ne_connait_pas_la_chanson/site.php

Học Trò: Lại bàn về cách tạo dựng một ca khúc

Trong một số tiểu luận trước đây, tôi góp nhặt những gì mình tự học hỏi, mong tìm ra một phương thức để sáng tác một bản nhạc. Khởi đi từ nh...