12.29.2018

Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn


Bất kể nhạc đề đơn giản hay phức tạp, hoặc có ít hay nhiều nét đặc trưng,
ấn tượng sau cùng của một khúc điệu không lệ thuộc vào hình dáng sơ khai,
mà vào cách xử lý và phát triển của nhạc đề ấy.
Arnold Schoenberg
 
 
Chẳng biết từ bao lâu rồi, tôi rất muốn sáng tác cho được một bản nhạc. Tôi đi tìm sách nhạc để học, nghe nhạc, thậm chí mon men phân tích nhạc, mục đích cũng là để nắm vững hoàn toàn cách viết một bài nhạc chỉnh chu.
 
Vậy mà tôi vẫn chưa tìm ra, cho đến một ngày đẹp trời tháng Mười Hai năm nay (2018), khi cầm trong tay quyển “Những căn bản soạn nhạc” (Fundamentals of Musical Composition – FMC) của ông Arnold Schoenberg.  Ông là giảng sư của hai đại học danh tiếng UCLA và USC của Hoa Kỳ trong những năm trước và sau Thế chiến thứ Hai. Tôi đọc đi đọc lại chỉ riêng có 30 trang đầu mà đã rất thú vị với cách hành văn của ông, chúng thật cô đọng và sâu sắc. Ông chỉ ra một lề lối sáng tác nhạc cùng những lời khuyên bảo thật hữu ích.
 
Tôi bèn làm một bảng phân loại, chọn ra ba mươi sáu ca khúc Trịnh Công Sơn mà tôi yêu thích bấy lâu rồi áp dụng những quy tắc sáng tác trong sách FMC để đối chiếu và tìm hiểu. Thiển nghĩ các dòng nhạc khác như Phạm Duy, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, v.v.  chắc hẳn cũng sẽ theo những quy tắc sẽ đề cập trong tiểu luận, nhưng với cách xử lý và phát triển nhạc và ca từ riêng của mỗi người.
 
 
Hình dáng (Form)
 
Ngay trong chương đầu tiên, sách FMC đã nhấn mạnh hình dáng của một bài nhạc phải được cấu tạo chặt chẽ, gồm những thành tố hoạt động như một sinh vật, với đầu mình, tay chân, tim óc. Ông giải thích, nếu bài nhạc không được tổ chức chặt chẽ, thỉ nó cũng giống như một bài luận văn mà không có dấu chấm câu, hay nghe một cuộc đối thoại mà chủ đề nhảy loạn xạ từ ý này sang ý khác.
 
Đọc tới đây, tôi nhớ ngay đến những bài thơ được phổ nhạc trên liên mạng, trong đó bản nhạc vẫn được giữ nguyên lời thơ, hay chỉ sửa vài ba chữ. Vì nốt nhạc phải đi theo thơ, nên dù hay cách mấy thì câu nhạc cũng phải luyến láy theo dấu bằng trắc của thơ, nên nhạc chỉ sau vài ba câu thôi là đã thấy “không ổn”, tựa như nghe một cuộc đối thoại với chủ đề loạn xạ vậy. 
 
 Để có một hình dáng hài hòa, cân đối, bài hát phải hội đủ ba điều kiện: hợp lý (logic), mạch lạc (coherence), và tính lĩnh hội (comprehensibility.) Ca từ phải hợp lý, không nói chuyện nọ xọ chuyện kia mà có chủ đề rõ ràng. Bài nhạc cũng phải ngắn gọn thôi, đừng dài quá, vì trí óc chúng ta thường không cho phép chúng ta nhớ nhiều; làm bài nhạc trở nên khó hiểu, khó lĩnh hội. Các bài nhạc Trịnh Công Sơn tôi chọn nói riêng, và nhạc của ông nói chung, theo thiển ý chỉ nhìn lướt bên ngoài đã hội đủ ba điều kiện trên. Một thí dụ nhỏ là bài Biển nhớ:
 
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về               
Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya
Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ            
Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ.
 
Bạn thấy là trong bài không đề cập đến tháng tới, năm tới, mà chỉ gói gọn lại vào “ngày mai”. Các hình ảnh cũng chỉ gói gọn vào biển, cát trắng, sỏi đá, đồi núi, “Sơn Khê”, phố, chứ không quá lan man tới chợ búa, vỉa hè, quán café, v.v. hay những suy nghĩ rất nội tâm về thân phận như những bài khác.  Tôi để bạn đọc tự kiểm chứng các bài nhạc khác.
 


Cụm từ (Phrase)
 
Trong chương kế tiếp, tác giả đề cập đến một khái niệm gọi là Cụm từ (Phrase). Ông dùng một ví von rất hay, gọi cụm từ trong nhạc như là một loại phân tử như nước (H2O), nhưng thay vì gồm các nguyên tố Hydrogen và Oxygen, thì cụm từ nhạc lại là một cấu trúc gồm một số các sự kiện được hợp nhất lại, tương đối hoàn chỉnh, và cũng dễ dàng kết hợp với những cụm từ khác. Ta hãy lấy thí dụ là bài Hạ trắng:
 
Gọi nắng, trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say             
Lối em đi về trời không có mây  
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy
 
Mỗi câu trong phiên khúc là một cụm từ, mỗi câu đứng riêng cũng khá hoàn chỉnh về nhạc lẫn lời ca; còn phần nhạc của chúng rất liên lạc, kết hợp với nhau, vì cùng chung tiết tấu.
 
Tôi cũng lấy làm lạ là tại sao ông không đề cập đến nhạc đề (motive) trước, mà lại nói về cụm từ. Sau khi tôi xem thêm vài chương nữa thì mới vỡ lẽ. Nhưng trước tiên ta hãy tìm hiểu định nghĩa của Nhạc đề (motive).
 
 
Nhạc đề (Motive)
 
Một nhạc đề có hai đặc trưng căn bản là quãng (interval) và tiết tấu (rhythm), chúng được kết hợp với nhau để tạo thành một dáng nhạc (shape/contour) dễ nhớ. Hầu hết nhạc đề hay xảy ra ngay ở cụm từ đầu tiên của phiên khúc. Ta có thể dùng một hay nhiều nhạc đề cũng như biến đổi một chút trong cùng một cụm từ. Thí dụ như bài Biển nhớ, câu Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về có nhạc đề là ngày mai em đi, rồi nhạc đề được lặp lại bằng cách giữ nguyên tiết tấu, chỉ thay đổi nốt nhạc tí chút ở tên em gọi về. Bài Mưa Hồng cũng vậy, tiết tấu 3 nốt đầu trong cụm từ Trời ươm nắng cho mây hồng chính là nhạc đề, rồi các nốt nhạc thay đổi, nhưng tiết tấu giữ nguyên để trở thành cho mây hồng.
 
Theo tác giả FMC, toàn bài nhạc phải chứa đựng nhạc đề hay biến thể của nhạc đề. Nó phải là ước số chung lớn nhất (greatest common divisor) vì bài nhạc được nhân ra, khai triển ra từ nhạc đề, là đơn vị nhỏ nhất. Sau này, những đoạn nhạc khác như điệp khúc cũng phải có một đặc trưng của nhạc đề hay khai triển của nhạc đề, để cho bài nhạc giữ trọn tính mạch lạc của nó.
 
Ta hãy lấy bài Tưởng rằng đã quên làm thí dụ:
 
Tưởng rằng đã quên cuộc tình sẽ yên
Tưởng rằng đã quên nhưng tim yếu mềm
Một ngày thấy em là đời bỗng đêm vây khốn
Còn gì đâu những đóa hoa hồng
Vì trái tim tội lỗi lưu vong
Trong cụm từ đầu của phiên khúc, ta thấy Tưởng rằng đã quên là nhạc đề, được lập ngay lại trong cụm từ (cuộc tình sẽ yên) và cả hai cụm từ sau đó. Trong điệp khúc, tiết tấu được sửa nhẹ từ bốn nốt thành ba nốt Còn gì đău, nhưng ngay lập tức tiết tấu của nhạc đề được nhắc lại bốn nốt liền nhau là những đóa hoa hồng.
 
 
Tính lặp của nhạc đề
 
Tới đây tác giả Schoenberg cho ta một tiên đề (axiom), có nghĩa là ta phải chấp nhận điều này là sự thực hiển nhiên, không cần tranh cãi đúng sai, thì mới bàn tiếp được. Như vừa nói sơ qua, một nhạc đề xuất hiện liên tục trong toàn bài nhạc, nói khác đi là nó phải được lặp đi lặp lại (it is repeated). Nếu chỉ lặp suông không thôi thì bài nhạc sẽ rất đơn điệu (monotony). Ta hóa giải sự đơn điệu này bằng cách tạo biến thể (variation).
 
Cũng theo ông, biến thể nghĩa là phải thay đổi. Nhưng nếu biến đổi tất cả các đặc trưng (như tiết tấu, quãng) sẽ cho ta một kết quả rất ngoại lai (foreign), không mạch lạc (incoherent), không lô-gic (illogical). Vì thế, ta chỉ nên thay đổi những chi tiết nho nhỏ, không quan trọng, trong khi vẫn giữ lại những đặc trưng tiêu biểu. Giữ lại tiết tấu là một cách rất hiệu quả để làm bài nhạc vẫn mạch lạc. Ngoài ra, những thay đổi đáng kể sẽ tạo ra những nhạc đề phụ (dịch thoát từ chữ motive-form) để dùng ở những đoạn nhạc sau, nếu cần thiết.
 
 
Câu (Sentence) và Đoạn (Period)
 
Tới đây, tác giả trình bày một khái niệm làm tôi bàng hoàng, sững sờ. Những gì tôi đi tìm suốt bấy lâu qua, nay đã có lời giải đáp. Trước kia tôi cũng biết là bài nhạc phải có nhạc đề, nhưng đề có một lề lối phát triển tiếp theo - từ nhạc đề tới cuối phiên khúc - thì tôi mù tịt. Tôi nghĩ là khi ta thay đổi tiết tấu, quãng của nhạc đề, từ từ ta sẽ có một bài nhạc hay. Nhưng ông Schoenberg có hẳn một lý thuyết, với các thành tố như bạn vừa thấy: hình dáng, cụm từ, nhạc đề, tính lặp của nhạc đề. Cuối cùng, ông chỉ ra hai thành tố, với tôi là quan trọng nhất, đó là Câu (Sentence) và Đoạn (Period).
 Câu hay đoạn không khác nhau nhiều, nhìn sơ qua thì không biết đâu là câu, đâu là đoạn. Để đơn giản hóa vấn đề, ông dùng một phiên khúc có 8 trường canh (measures). Trong phiên khúc đơn giản này, chỉ có một câu hoặc một đoạn, chia ra làm hai, mỗi bên có hai cụm từ, mỗi cụm từ là hai trường canh. Phụ lục 1 là bảng chia câu/đoạn đầu của 36 bài nhạc Trịnh Công Sơn ra theo lối này. Tất nhiên không phải phiên khúc bài nào cũng vừa vặn 8 trường canh, nhưng quả thật khi chia ra thì thấy dễ phân tích và tìm hiểu nhạc Trịnh Công Sơn hơn.
 
Vậy thì câu và đoạn khác nhau ở chỗ nào? Ông Schoenberg chỉ ra: đó là ở chỗ xử lý cụm từ thứ hai, và cả ở cách xử lý tiếp theo sau đó.
 
Với câu (sentence), cụm từ đầu tiên phải chỉ rõ các đặc trưng của nhạc đề cũng như chủ đề (theme) của bài nhạc. Cụm từ kế tiếp phải là một ý nhạc hoàn toàn lặp lại hoặc sửa đổi chút đỉnh. Không sửa gì hết mà chỉ lặp lại, theo ông là cách tốt nhất.
 
Thí dụ của câu với thay đổi nhỏ là bài Như cánh vạc bay, trong đó cả giai điệu lẫn lời ca chỉ là một số thay đổi nhỏ nhặt, trong khi giữ nguyên tiết tấu. Giai điệu được chuyển dịch (transpose) từ si si mi, mi si si si thành la la re, re la la la.
 
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
 
Một thí dụ khác là bài Hãy yêu nhau đi, với tiết tấu giữ nguyên, giai điệu được chuyển dịch, và một nốt nhỏ được thêm vào (giòng nước đã trôi xa)
 
Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi giòng nước đã trôi xa
 
Sau khi xong phần mở đầu câu (beginning of sentence) bài nhạc sẽ tiếp tục phát triển nhạc đề, cụm từ sẽ được kết hợp với các luật hòa âm (như V-I) để trở về chủ âm, cũng như các kỹ thuật như làm câu chậm lại, ít nốt nhạc hơn, v.v.. Đây được gọi là phần kết thúc câu (completion of the sentence).
 
Với đoạn (period), cụm từ thứ nhất giống hệt các đặc trưng của cụm từ thứ nhất của câu. Sự khác biệt nằm ở cụm từ thứ hai, trong đó tác giả tìm mọi cách làm trễ nãi sự lặp lại. Cụm từ thứ nhất không được lặp lại ngay, mà được nối kết bằng một câu nhạc đề phụ (motive-form). Hai cụm từ đầu có tên là “tiền đề của đoạn” (antecedent of the period). Tới đây, ý nhạc có lẽ đã loãng vì không được lặp lại, nên trong hai cụm từ cuối, giai điệu hai cụm từ đầu sẽ phải được lặp lại, với vài thay đổi nho nhỏ để có thể kết thúc đoạn nhạc.
 
Thí dụ rõ nét nhất trong nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là bài Bốn mùa thay lá. Câu thứ hai Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi không có nhiều cái chung với câu đầu, ngoại trừ tiết tấu được thêm vào hai nốt móc đơn để cụm từ được hát một mạch từ đầu đến cuối. Vì cách trì hoãn sự lặp này, trong câu thứ ba và bốn, tức phần hệ quả của đoạn, ta thấy nhạc được lặp lại hệt như hai câu đầu.
 
Bốn mùa như gió, bốn mùa như mây
Những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi
Đêm chờ ánh sáng, mưa đòi cơn nắng
Mặt trời lấp lánh trên cao vừa xa vừa gần.
 
Một thí dụ khác là bài Phôi pha, cụm từ thứ hai tìm cách trì hoãn, để rồi phải lập lại cụm từ thứ nhất ở cụm từ thứ ba (Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già), để rồi kết thúc với một biến thể rất ngoạn mục, là nhắc lại các nốt nhạc một ngày kia đến bờ từ các nốt từng tuổi xuân đã già, trước khi kết đoạn.
 
Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua.
 
Mời bạn đọc xem qua, cùng kiểm chứng cách tôi phân loại trong Phụ Lục 1 (cuối tiểu luận). Cột thứ hai là nơi tôi đánh đấu bài hát thuộc loại S (sentence – câu), hay loại P (period – đoạn)
 
 
Một vài nhận xét về nhạc Trịnh Công Sơn
 
Trong một câu văn của sách FMC mà tôi cố gắng tìm cách dịch sát nghĩa: “Bất kể nhạc đề đơn giản hay phức tạp, hoặc có ít hay nhiều nét đặc trưng, ấn tượng sau cùng của một khúc điệu không lệ thuộc vào hình dáng sơ khai, mà vào cách xử lý và phát triển của nhạc đề ấy.” Tôi thấy từ khi biết đến dòng nhạc Trịnh Công Sơn những năm cuối 70 đến nay, tôi thấy phần nhạc của ông vẫn hấp dẫn, nghe lại vẫn thấy hay, cho dù đó là nhạc có người hát, hay nhạc hòa tấu không lời. Phần ca từ thì suốt gần hai mươi năm qua người ta đã khen nhiều rồi, tôi mua và đọc cũng gần 20 quyển sách, tạp chí chuyên đề, rồi trên internet, v.v nhưng tôi chưa thấy ai phân tích thấu đáo phần nhạc của nhạc sĩ. Tôi cũng không dám làm chuyện phân tích nhạc đó, mà chỉ nhân thấy quyển sách FMC quá hay, rồi muốn dùng nhạc Trịnh Công Sơn để đối chiếu mà thôi.
 
Theo thiển ý, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ dùng nhạc như một bệ phóng để chuyên chở các ý tưởng của ông về tình yêu và thân phận mà thôi. Ông có lẽ không có ước muốn cách tân hay tìm hiểu thật sâu về âm nhạc, rồi viết nhạc theo những đường lối vừa học hỏi ấy. Ông có một nhạc lý vững vàng và một lề lối sáng tác nhạc rất bài bản, xen vào những phá lệ để làm nhạc hấp dẫn hơn. Ông lại có một cái tài biến những nhạc đề đơn giản như “tưởng rằng đã quên”, “hãy yêu nhau đi”, “em đứng lên gọi mưa vào hạ”, “trời còn làm mưa”, “tôi ru em ngủ”, “nhìn những mùa thu đi”, v.v. rồi dùng những nốt nhạc và tiết tấu ấy phát triển ra thành những phiên khúc và những điệp khúc mà chúng ta có lẽ ai ai cũng yêu thích. Ba mươi sáu nhạc phẩm tôi lựa ra, có lẽ còn thiếu sót nhiều bài, nhưng tôi rất trân trọng mỗi bài nhạc ấy, chúng là những bài nhạc tình mà cả lời lẫn nhạc đều rất hay và đặc sắc, lề lối phát triển nhạc rất lô–gic, mạch lạc và dễ cảm thông.
 
Trở lại với quyển FMC, những chương kế tiếp bàn sâu hơn về các cách viết nhạc cổ điển, với những ví dụ lấy từ những bản Sonata của nhạc sư Beethoven. Có lẽ tôi chẳng bao giờ dám lật sang những trang sách ấy, vì chỉ muốn nghe và tìm hiểu cách viết nhạc pop mà thôi. Tuy nhiên với những bạn yêu sáng tác, tôi cam đoan với bạn quyển này sẽ làm bạn hài lòng.
 
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài. Chúc bạn đọc một Năm Mới 2019 thật nhiều sức khỏe và niềm vui.
 
12/26/2018

Học Trò
 
 
Tài liệu tham khảo:

Fundamentals of Musical Composition – Arnold Schoenberg – Faber and Faber 1967
 

Trịnh Công Sơn – Tuyển tập những bài ca không năm tháng – Nhà Xuất Bản Âm nhạc 1998

 
Phụ lục 1: Phiên khúc trong nhạc Trịnh Công Sơn


Tên bài hát

Loại
(S/P)

Câu (Sentence)
và Đoạn (Period)

Bắt
đầu câu / Tiền đề của đoạn
(Beginning of the Sentence / Antecedent of the Period)
 

Kết
thúc câu/ Hệ quà của đoạn (Completion of the Sentence
/ Consequent of the Period) 

Phần còn lại của câu
hay đoạn, khi ý nhạc dài hơn bốn cụm từ

Cụm
từ 1
(Phrase
1)

Cụm
từ 2
(Phrase
2)

Cụm
từ 3
(Phrase
3)

Cụm
từ 4
 (Phrase
4)

Biển nhớ

P

Ngày mai em đi, biển nhớ
tên em gọi về

Gọi hồn liễu rũ
lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi, đồi núi
nghiêng nghiêng đợi chờ

Sỏi đá trông em từng
giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ.

 

Bốn mùa thay lá

P

Bốn mùa như gió, bốn
mùa như mây

Những dòng sông nối đôi
tay liền với biển khơi

Đêm chờ ánh sáng, mưa
đòi cơn nắng

Mặt trời lấp lánh
trên cao vừa xa vừa gần.

 

Cát bụi

S

Hạt bụi nào hóa kiếp
thân tôi

Để một mai
vươn hình hài lớn dậy

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp
rong chơi.

 

Cuối cùng cho một tình
yêu

S

Ừ thôi em về, chiều
mưa giông tới

Bây giờ anh vui, hai bàn tay
đói

Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi,
thời gian nơi đây

Bây giờ anh vui, một linh hồn
rỗi, tình yêu xứ này.

(nhạc tiếp theo, bài
không có điệp khúc)

Còn tuổi nào cho em

S

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều
nay

Tuổi nào ngồi hát mây bay
ngang trời

Tay măng trôi trên vùng tóc dài,

Bao nhiêu mơ vừa tuổi
này

Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng
gió heo may

Diễm xưa

P

Mưa vẫn mưa bay trên tầng
tháp cổ

Dài tay em mấy thủa mắt
xanh xao

Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

Đường dài hun hút cho mắt
thêm sâu

 

Đêm thấy ta là thác
đổ

S

Một đêm bước chân
về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa tường vi

Bàn tay ngắt hoa từ phố
nọ, giờ đây đã quên vườn xưa

Một hôm bước qua thành
phố lạ, thành phố đã đi ngủ trưa

Đời ta có khi tựa lá cỏ,
ngồi hát ca rất tự do

Nhiều khi bỗng như trẻ
nhớ nhà, từ những phố kia tôi về.  Ngày xuân
bước chân người rất nhẹ … (Ý nhạc
phát triển tiếp)

Em còn nhớ hay em đã quên

S

Em còn nhớ hay em đã quên,
nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng

Nhờ phố xưa quen biết
tên bàn chân

Nhớ đèn đường
từng đêm thao thức

Sáng cho em vòm lá me xanh.

Em còn nhớ hay em đã quên,
bên hàng xóm đôi khi ghé thăm, có hai mùa vẫn đi về,
có con đường nằm nghe nắng mưa.

Gọi tên bốn mùa

P

Em đứng lên gọi
mưa vào hạ

Từng cơn mưa, từng
cơn mưa, từng cơn mưa

Mưa thì thầm dưới
chân ngà

(lặp lại nhạc một
lần để kết thúc phiên khúc)

Hãy cứ vui như mọi
ngày

S

Hãy cứ vui chơi cuộc
đời

Đừng cuồng điên
mơ trăm năm sau

Còn đây em ngọt ngào, đứng
bên ngày yêu dấu

Nhìn mây trôi đang tìm về núi
cao

 

Hoa vàng mấy độ

S

Em đến bên đời,
hoa vàng một đóa

Một thoáng hương bay,
bên trời phố lạ

Nào có ai hay, ta gặp tình cờ

Nhưng là cơn gió, em còn cứ
mãi bay đi

 

Hãy khóc đi em

P

Hãy khóc đi em cuối cuộc
tình

Còn đây những ngày buồn

Hãy khóc, hãy khóc đi em, có còn

Ngày thôi hết đợi chờ

 

Hạ trắng

S

Gọi nắng, trên vai em gầy
đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn
lòng hoa bướm say

Lối em đi về trời
không có mây

Đường đi suốt
mùa nắng lên thắp đầy

 

Hãy yêu nhau đi

S

Hãy yêu nhau đi khi rừng
thay lá

Hãy yêu nhau đi giòng nước
đã trôi xa

Nước trôi qua tim đong
đầy trí nhớ

Ngày mãi mong chờ ngày sẽ
thiên thu

 

Khói trời mênh mông

S

Ta về nơi đây phố
xưa dấu đạn

Con đường bên sông cỏ
lá buồn tênh

Ta về nơi đây tháng
năm quá rộng

Đường xưa em lại
thấp thoáng bàn chân

 

Lời thiên thu gọi

S

Về trong phố xưa tôi nằm

Có lân nghe tiếng ru bên vườn

Chợt như xác thân không còn

Và cạnh tôi là đồng vắng

 

Lời buồn thánh

S

Chiều chủ nhật buồn,
nằm trong căn gác đìu hiu

Ôi tiếng hát xanh xao của một
buổi chiều

Trời mưa trời mưa
không dứt

Ô hay mình vẫn cô liêu

 

Lặng lẽ nơi này

S

Tình yêu mật ngọt, mật
ngọt trên môi

Tình yêu mật đắng, mật
đắng trong đời

Tình yêu như biển, biển
rông hai vai, biển rộng hai vai

Tình yêu như biển, biển
hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc
lối

(nhạc tiếp theo và bài
không có điệp khúc)

Mưa hồng

S

Trời ươm nắng cho
mây hồng

Mây qua mau em nghiêng sầu

Còn mưa xuống như hôm
nào

Em đến thăm, mây âm thầm,
mang gió lên

 

Nắng thủy tinh

S

Màu nắng hay là màu mắt em

Mủa thu mưa bay cho tay mềm

Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng
qua thềm

Rồi có hôm nào mây bay lên

 

Như cánh vạc bay

S

Nắng có hồng bằng
đôi môi em

Mưa có buồn bằng
đôi mắt em

Tóc em từng sợi nhỏ

Rớt xuống đời
làm sóng lênh đênh

 

Nhìn những mùa thu đi

S

Nhìn những mùa thu đi, em nghe
sầu lên trong nắng

Và lá rụng ngoải song, nghe
tên mình vào quên lãng

Nghe tháng ngày chết trong thu
vàng

(lặp lại nhạc một
lần để kết thúc phiên khúc)

Nhớ mùa thu Hà Nội

S

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội
vàng

Cây bàng lá đỏ, nằm kề
bên nhau

Phố xưa nhà cổ, mái
ngói thâm nâu

(nhạc lặp lại rồi
khai triển tiếp)

Phôi pha

P

Ôm lòng đêm, nhìn vầng
trăng mới về

Nhớ chân giang hồ

Ôi phù du, từng tuổi xuân
đã già

Một ngày kia đến bờ,
đời người như gió qua

 

Ru ta ngậm ngùi

S

Môi nào hãy còn thơm cho ta
phơi cuộc tình

Tóc nào hãy còn xanh cho ta chút hồn
nhiên

Tim nào có bình yên ta rêu rao đời
mình

Xin người hãy gọi tên

 

Ru em từng ngón xuân nồng

S

Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn

Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn
năm

Trên mùa lá xanh

Ngón tay em gầy nên mãi ru thêm
ngàn năm

 

Rừng xưa đã khép

S

Ta thấy em trong tiền kiếp
với cọng buồn cỏ khô

Ta thấy em đang ngồi
khóc khi rừng chiều đổ mưa

Rừng thu lá úa em vẫn
chưa về

Rừng đông cuốn gió em
đứng bơ vơ

 

Tình nhớ

S

Tình ngỡ đã quên đi,
như lòng cố lạnh lùng

Người ngỡ đã xa
xăm bỗng về quá thênh thang

Ôi áo xưa lồng lộng
đã xô dạt trời chiều

Như từng cơn nước
rộng xóa một ngày đìu hiu

 

Tuổi đá buồn

S

Trời còn làm mưa. Mưa
rơi mênh mang

Từng ngón tay buồn em mang
em mang

Đi về giáo đường,
ngày chủ nhật buồn

Còn ai còn ai, đóa hoa hồng
cài lên tóc mây

Ôi đường phố dài,
lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm, ru em nồng nàn
ru em nồng nàn

Tình xa

S

Ngày tháng nào đã ra đi khi
ta còn ngồi lại

Cuộc tình nào đã ra
khơi ta còn mãi nơi đây

Từng người tình bỏ
ta đi như những giòng sông nhỏ

Ôi những giòng sông nhỏ, lời
hẹn thề là những cơn mưa

 

Tưởng rằng đã
quên

S

Tưởng rằng đã
quên cuộc tình sẽ yên

Tưởng rằng đã
quên nhưng tim yếu mềm

Một ngày thấy em là đời
bỗng đêm vây khốn

(lặp lại nhạc một
lần để kết thúc phiên khúc)

Tình sầu

S

Tình yêu như trái phá, con tim mù
lòa

Một mai thức dậy, chợt
hồn như ngất ngây, chợt buồn trong mắt nai

Rồi tình vui trong mắt, rồi
tình mềm trong tay

(lặp lại nhạc một
lần để kết thúc phiên khúc)

Tôi ru em ngủ

P

Tôi ru em ngủ một sớm
mùa đông

Em ra ngoài ruộng đồng
hỏi thăm cành lúa mới

Tôi ru em ngủ một sớm
mùa thu

Em đi trong sương mù gọi
cây lá vào mùa

 

Thương một người

S

Thương ai về ngõ tối
sương rơi ướt đôi môi

Thương ai buồn kiếp
đời, lạnh lùng ánh sao rơi

Thương ai về ngõ tối
bao nhiêu lá rơi rơi

Thưong ai cười không
nói, ngập ngừng lá hôn vai

 

Ướt mi

S

Ngoài hiên mưa rơi rơi,
lòng ai như chơi vơi

Người ơi, nước
mắt hoen mi rồi

Đừng khóc trong đêm
mưa, đừng than trong câu ca

(Ý nhạc phát triển tiếp)

Yêu dấu tan theo

S

Thôi em đừng bối rối,
trong ta chiều đã tàn

Thôi em đừng khóc muối,
cho môi còn chút thanh tân

Tóc em gầy trong gió, trong ta giọt
máu mù

Khô theo ngày thương nhớ,
vết buồn khắc trên da

 

No comments:

Post a Comment

Paul Mauriat và Raymond Lefevre: Liner Notes

 Bạn, Google giúp ta rất nhiều: Cho ta Google Drive để có thể đem hình đã scan sẵn, rồi dùng kỹ thuật OCR chuyển thành text! Cho ta Google T...